|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nước Mỹ được xếp nhóm hai về tiến bộ xã hội

11:34 | 23/06/2017
Chia sẻ
Nước Mỹ dẫn đầu thế giới về giáo dục đại học. Tuy nhiên, khi nhìn vào chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và chống phân biệt đối xử thì Mỹ xếp sau nhiều quốc gia phát triển khác, theo tổ chức phi lợi nhuận Mỹ Social Progress Imperative (Hành động vì tiến bộ xã hội).

Các kết quả điều tra khảo sát hàng năm của tổ chức này, xếp hạng tiến bộ xã hội của các nước dựa trên 50 tiêu chí, tương tự như những đánh giá các tiêu chí về phúc lợi quốc gia như Báo cáo về Hạnh phúc Thế giới được công bố tháng 3, trong đó dẫn đầu là Na Uy, Đan Mạch và Iceland; hay báo cáo nghiên cứu phát triển bền vững Lancet công bố tháng 9. Trong báo cáo vừa công bố tuần này, Iceland, Singapore, Thụy Điển và Mỹ xếp lần lượt 1, 2, 3 và 28.

Chỉ số tiến bộ xã hội (SPI) được công bố tuần này tổng hợp từ các số liệu xã hội và môi trường để đánh giá về đời sống của người dân. Theo đó, báo cáo muốn đo lường sức khỏe, sự lành mạnh mà quốc gia đạt được, chứ không phải là mức chi tiêu nhiều hay ít của quốc gia đó cho chăm sóc sức khỏe. Các quốc gia Scandinavi xếp đầu bảng với 4 nước dẫn đầu trong danh sách 128 quốc gia được xếp hạng. Đan Mạch có điểm cao nhất trong khi Mỹ xếp thứ 18.

Mỹ có thể có kết quả không tốt, phần còn lại của thế giới cũng vậy. Tiến bộ của Mỹ giống như những nước giàu có khác, đã bị đình trệ trong 4 năm trở lại đây. Theo GDP thế giới, nhân loại nói chung có thể phải làm nhiều hơn để chăm sóc chính mình.

Tất nhiên, thật dễ dàng để bác bỏ hay làm giảm giá trị của những báo cáo theo thường kỳ này, mỗi báo cáo đều sử dụng những phương pháp nghiên cứu riêng và hầu hết đều đưa ra những kết luận giống nhau. Cách tiếp cận khác, tuy nhiên, sẽ xem xét tất cả các báo cáo đánh giá cùng nhau và kết luận rằng chúng đại diện cho "bằng chứng gắn kết". Trong trường hợp đó, Houston (và Dallas, New Orleans, Tulsa, St. Louis, Baltimore, Chicago, và New York), có vấn đề.

SPI đưa ra báo cáo một phần để giúp các nhà hoạch định chính sách quốc gia, bang và thành phối chẩn đoán và giải quyết những thách thức quan trọng nhất với họ một cách lý tưởng. CEO của tổ chức này, Michael Green cho biết Mỹ đang không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của người dân, trang bị cho người dân để cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, tạo cơ hội để người dân được lựa chọn và phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Kết quả là nước Mỹ được xếp hạng như một quốc gia hạng hai trong báo cáo tổng hợp của SPI 2017. Các quốc gia cấp hai có "tiến bộ xã hội cao" ở các vấn đề cốt lõi như dinh dưỡng, nước và vệ sinh. Tuy nhiên, các nước này tụt lại sau các quốc gia cấp một có "tiến bộ xã hội rất cao", đi kèm với đó là sự thống nhất xã hội và những vấn đề dân sự. Điều này ít nhiều phản ánh hiệu quả hoạt động của nước Mỹ. (Báo cáo phân các quốc gia thành 6 cấp).

Điểm thấp nhất của nước Mỹ là về "khoan dung và hòa nhập", "sức khỏe và sự lành mạnh".

Kể từ năm 2014, sự phân biệt đối xử ở Mỹ đã tăng do những vấn đề về chủng tộc, tôn giáo, xu hướng tình dục và nguồn gốc quốc gia, điểm của Mỹ trong phần "dung nạp và kết hợp" đã giảm. trong báo cáo nghiên cứu lần này.

Các tác giả lưu ý rằng sự giàu có không đảm bảo cho việc được xếp hạng cấp 1. Ngay cả với các quốc gia có GDP tương tự nhau thì cũng có mức độ tiến bộ xã hội khác nhau. Tăng trưởng kinh tế quả thực có ảnh hưởng ít nhiều tới cải thiện cuộc sống, tuy nhiên những tác động này giảm dần ở giai đoạn phát triển cao hơn.

Tú Yên