Nước cờ táo bạo của chủ thương hiệu bảng gỗ Kabi khi chỉ còn 5 triệu
Bảng gỗ KABI giải quyết hàng loạt vấn đề cho người bán hàng online |
Đầu năm 2017, do kề cận tình trạng phá sản bởi dự án kinh doanh đồ chơi thông minh, Lê Ngọc Anh và em trai gom nốt số tiền còn lại (khoảng 5 triệu) để thuê quầy trên phố đi bộ Đồng Xuân với ý định bán thanh lý số hàng đồ chơi thông minh tồn kho và bán kèm thêm một số sản phẩm khác - bao gồm bảng biển gỗ, hàng quà tặng lưu niệm từ gỗ. Đó là nước cờ táo bạo đầu tiên trong nỗ lực thoát nguy cơ phá sản của anh chàng kỹ sư điện tử viễn thông từng tốt nghiệp Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông Hà Nội.
"Hồi ấy dòng bảng biển gỗ là sản phẩm rất lạ, rất độc, khiến nhiều khách hàng trong và ngoài nước đặt hàng. Từ việc bán những bảng biển thiết kế sẵn cho du khách, chúng tôi nhận thiết kế riêng theo yêu cầu của khách hàng trong nước. Đơn hàng cứ tăng dần. Khách hàng chủ yếu là những người bán hàng online. Chúng tôi nhận ra một thị trường tiềm năng dành cho bảng gỗ định thương hiệu cho shop hàng online", Ngọc Anh kể.
Tốt nghiệp Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông Hà Nội, kỹ sư Lê Ngọc Anh đã thực hiện nhiều dự án kinh doanh trước khi thành lập Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Quốc tế Anh Tú. |
Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Quốc tế Anh Tú đã ra đời như thế. Tận dụng đà thuận lợi của hoạt động bán hàng trực tiếp, hai anh em tiếp tục bán sản phẩm online, trở thành những người đầu tiên triển khai sản phẩm bảng gỗ cho cử hàng trực tuyến. Nhưng họ gặp rất nhiều khó khăn do rất ít người biết tới bảng gỗ và công dụng của chúng.
"Chúng tôi từng đăng hàng chục tin mới mỗi ngày ở tất cả nơi tiềm năng nhất nhưng rất ít người phản hồi. Suốt nhiều tháng chúng tôi chỉ có thể bán vài cái mỗi tuần", Ngọc Anh nói.
Vì tin rằng sản phẩm có thể tạo ra một thị trường mới, hai anh chàng cố gắng cải tiến sản phẩm hàng ngày. Đầu tiên chúng họ nghĩ rằng họ chỉ cần có bảng và nội dung như khách yêu cầu thì sẽ bán được hàng, nhưng sức mua yếu khiến họ nghĩ lại.
"Không chỉ cần nội dung tốt, chúng tôi còn phải có điểm nhấn trong thiết kế - từ bố cục tới kiểu chữ, màu sắc sao cho tương phản rõ nét. Những yếu tố đó sẽ khiến sản phẩm gây ấn tượng từ mọi góc nhìn", Ngọc Anh thổ lộ.
Lê Ngọc Anh và em trai dành gần hai tháng để tìm loại gỗ phù hợp. |
Khó khăn lớn nhất của họ là chọn loại gỗ. Họ dành gần 2 tháng để tìm loại gỗ phù hợp khắp nội thành, ngoại thành Hà Nội. Tiêu chuẩn của họ là gỗ có màu sáng, vân bắt mắt và kết hợp hài hòa với nét chữ.
Quyết định táo bạo nhất của hai anh em là việc chọn cách làm khó nhất. Khi tìm vật liệu cho màu chữ, họ thử nghiệm nhiều loại vật liệu màu - từ vải dạ , sơn, mica. Họ thấy dạ tạo ra màu sắc tự nhiên và bền nhất. Sơn chỉ duy trì độ bóng trong một thời gian rồi bong tróc, mica bóng loáng nhưng dễ xỉn mầu (chỉ vài nét xước có thể làm hỏng cả bảng).
"Dạ là nguyên liệu khó làm nhất. Chúng tôi phải dành cả tháng để có sản phẩm đẹp từ dạ. Nhưng nó bền hơn, và có thể chịu va chạm, di chuyển mạnh (thậm chí quăng quật) hơn nên chúng tôi chọn dạ là nguyên liệu chủ đạo", Ngọc Anh giải thích.
Dần dần các sản phẩm của hai anh em được chấp nhận và gây lan toả nhờ chính hình ảnh của chúng. Nhiều người bán hàng online bán thêm bảng gỗ Kabi vì số lượng khách hỏi bảng nhiều hơn số khách hỏi sản phẩm chính của họ.
"Nhờ sự kiên trì và quyết tâm, cuối cùng chúng tôi đã mở được cánh cửa của thị trường. Nhưng đó mới chỉ là thành tựu ban đầu. Chúng tôi phải chăm chút thật nhiều vào hình ảnh sản phẩm, phải tỷ mỉ cả trong những chi tiết không ai để ý khiến khách hàng thực sự hài lòng và giúp họ bán nhiều hàng hơn. Đấy là cách mà sản phẩm này có thể sống, phát triển và tạo ra thị trường riêng", Ngọc Anh bình luận.
Tăng độ khó, phức tạp và gia tăng giá trị mỹ thuật của sản phẩm là cách để Ngọc Anh luôn vượt trước các đối thủ, khiến họ không thể sao chép mô hình và sản phẩm của anh. |
Từ việc chỉ bán những sản phẩm bảng gỗ đơn giản, cố định, hai anh em đã mày mò tự học thiết kế, tìm tòi thêm các nguyên vật liệu, gia tăng độ khó, phức tạp và gia tăng giá trị mỹ thuật của sản phẩm. Với xuất phát điểm là một công ty chỉ bán hàng và thiết kế rồi thuê xưởng gia công, họ dần nắm vững tất các kỹ thuật thiết kế, sản xuất.
Đơn hàng nhiều, công ty sản xuất không kịp. Trong một buổi thảo luận kinh doanh với một nhóm nhỏ của lớp học khởi nghiệp, Ngọc Anh giới thiệu sản phẩm, kêu gọi đầu tư. May mắn thay, một người trong lớp quyết định rót vốn và trở thành bạn đồng hành, cùng hai anh em mở xưởng. Từ công ty thương mại, họ bắt đầu tiến vào con đường sản xuất.
"Sau 9 tháng sản xuất, số vốn, con người, doanh thu đã tăng lên nhiều lần, nhóm sáng lập gọi thêm vốn, tìm thêm những cộng sự mới, khẳng định mạnh hơn vị thế đầu tiên và số một thị trường bảng gỗ thương hiệu giành cho cửa hàng online tại Việt Nam", Ngọc Anh tâm sự.
Xem thêm |