|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nông nghiệp VN trong môi trường CPTPP: Lĩnh vực 'mẫn cảm' nhưng cơ hội nhiều

11:56 | 09/03/2018
Chia sẻ
Khi Việt Nam tham gia ký kết CPTPP thì một trong những lĩnh vực bị tác động nhiều nhất là nông nghiệp. Trong quá trình đàm phán CPTPP, Chính phủ đã có chỉ đạo phải đảm bảo lợi ích cốt lõi của Việt Nam, đặc biệt lưu ý những ngành ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân như nông nghiệp, thủy sản, nghề muối…
nong nghiep vn trong moi truong cptpp li nh vu c ma n ca m nhung co ho i nhie u WB: May mặc sẽ có mức lợi ích nhất từ CPTPP, thách thức từ con người và công nghệ
nong nghiep vn trong moi truong cptpp li nh vu c ma n ca m nhung co ho i nhie u [Bài 1] Châu Á sẽ dẫn đầu xu hướng thương mại tự do với CPTPP

Khi Việt Nam tham gia ký kết CPTPP thì một trong những lĩnh vực bị tác động nhiều nhất là nông nghiệp. Trong quá trình đàm phán CPTPP, Chính phủ đã có chỉ đạo phải đảm bảo lợi ích cốt lõi của Việt Nam, đặc biệt lưu ý những ngành ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân như nông nghiệp, thủy sản, nghề muối…

Tham gia hiệp định một mặt tạo cơ hội mở thị trường mới cho những ngành này, giúp người dân xóa đói giảm nghèo tốt hơn, đáp ứng lợi ích cốt lõi và cải cách cơ cấu xuất nhập khẩu phù hợp hơn, từ đó dịch chuyển lao động từ những ngành không có khả năng cạnh tranh sang ngành có năng lực cạnh tranh tốt hơn, có lợi thế so sánh để tăng năng suất lao động.

Thách thức lớn

Vấn đề này đã được nhắc đến và tiên liệu khi Việt Nam tham gia đàm phán TPP trước đây và bây giờ là CPTPP. Theo những nhận định từ ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công Thương: “Trong cam kết mở cửa thị trường, các nước tham gia CPTPP dành cho Việt Nam sự ưu đãi ở mức độ rất cao ở nhiều dòng thuế. Nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản và đặc biệt là sản phẩm công nghiệp của Việt Nam thông qua CPTPP sẽ có thêm nhiều thế mạnh.

Tuy nhiên, đối với lĩnh vực nhập khẩu, khi mở cửa thị trường theo cam kết của Hiệp định CPTPP, thách thức lớn nhất phải kể đến là lĩnh vực chăn nuôi như sản phẩm thịt gà, thịt lợn và phần nào đó của sản phẩm thịt bò. Lý do là so với các nước CPTPP khác thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong các mặt hàng chăn nuôi chưa cao. Việt Nam cần có bước chuẩn bị tốt hơn đối với các sản phẩm này để đối phó và vươn lên đáp ứng tiêu chuẩn chung của hiệp định”.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng thừa nhận rằng: “Với sự hội nhập, Việt Nam phải tuân thủ “luật chơi chung”, cạnh tranh sòng phẳng bằng chất lượng sản phẩm mà không có bất kỳ sự chiếu cố riêng nào, nên cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện để sẵn sàng hội nhập, cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. Lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất là nông nghiệp (NN).

Trong đó, cơ cấu cây trồng bất cân đối và chuỗi ngành hàng thiếu đồng bộ là hai thực trạng cơ bản khiến NN Việt Nam chưa khai thác tốt các lợi ích trong thương mại quốc tế. Lúa vẫn là cây NN độc canh của Việt Nam, thu hút mức độ đầu tư rất cao về nhân sự, nghiên cứu, đất đai, cơ sở tổ chức, lao động và tài chính. Những điểm yếu của phương thức độc canh này là dễ dàng phát sinh bệnh hại, dẫn đến việc phải phun xịt một lượng rất lớn thuốc bảo vệ thực vật, làm ô nhiễm nông sản và ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người sử dụng.

Cùng với trồng trọt, thì sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn còn yếu và không bền vững bởi quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, quy trình sản xuất còn đơn sơ, chưa được đầu tư khoa học công nghệ.

Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh môi trường, chuồng trại dẫn đến những nguy cơ các loại vật nuôi dễ bị dịch bệnh, ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá thành so với sản phẩm của các nước tham gia CPTPP.

nong nghiep vn trong moi truong cptpp li nh vu c ma n ca m nhung co ho i nhie u
Thủy sản, một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, tham gia CPTPP, ngành thủy sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Ảnh: LÊ HOÀNG YẾN

Đi tìm lời giải

Để có thể vượt qua thách thức, đón nhận những cơ hội, tạo lợi thế cạnh tranh tốt, ngành chăn nuôi Việt Nam phải tự đổi mới, chú trọng đầu tư khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn theo những quy chuẩn cao.

Theo TS Đoàn Nguyên Trúc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam: “Chăn nuôi vẫn có cơ hội khá lớn nếu chúng ta biết tổ chức, củng cố lại, tiếp cận nhanh với các tiến bộ kỹ thuật mới, thu hút được các nhà đầu tư mới; thu hút được cả công nghệ chế biến và sản xuất theo chuỗi - từ sản xuất đến tiêu thụ. Đặc biệt, phải thay đổi về tư duy, đó là tư duy chấp nhận cạnh tranh”.

Ông Trần Văn Công - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) - cho rằng: Về năng lực cạnh tranh, nền NN nước ta dựa trên số lượng nông hộ với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún và phân tán. Công nghiệp chế biến nông sản chưa được phát triển như các thành viên CPTPP khác. Khó khăn trong việc đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ do sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu; thiếu thông tin, nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường thế giới, thị trường nhập khẩu và thị trường trong nước.

Thiếu vốn và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật thông minh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và kiểm soát dịch bệnh. Hạn chế về trình độ lao động và nguồn nhân lực. Hạn chế trong việc vận dụng công cụ hữu ích trong thương mại quốc tế nhằm tái lập công bằng thương mại và giải quyết tranh chấp...

“Mặc dù Chính phủ quyết tâm thực hiện quá trình đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh cho DN nhưng trong thực tiễn, các chính sách chưa hoàn thiện đầy đủ; chưa được thực hiện đồng bộ và thiếu biện pháp chế tài, tồn tại hạn chế trong thực thi quy định” - ông Trần Văn Công nhấn mạnh.

Theo ông Trần Văn Công, phải thúc đẩy phát triển nông sản hàng hóa theo 3 trục sản phẩm; khẩn trương hoàn thiện môi trường chính sách; nâng cao năng lực thực thi pháp luật và các quy định khác. Nâng cao khả năng cạnh tranh trên cả 3 cấp độ: Cấp quốc gia, cấp DN và cạnh tranh sản phẩm; nâng cao năng lực phân tích và dự báo thị trường…

Kim Khánh