|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

WB: May mặc sẽ có mức lợi ích nhất từ CPTPP, thách thức từ con người và công nghệ

10:54 | 09/03/2018
Chia sẻ
Ngành may mặc sẽ có mức lợi ích nhất trong tất cả các kịch bản WB đưa ra. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến đều được hưởng lợi từ CPTPP, những lao động có kỹ năng cao trong tốp 60% thu nhập cao nhất sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.
wb may mac se co muc loi ich nhat tu cptpp thach thuc tu con nguoi va cong nghe [Bài 1] Châu Á sẽ dẫn đầu xu hướng thương mại tự do với CPTPP
wb may mac se co muc loi ich nhat tu cptpp thach thuc tu con nguoi va cong nghe Vừa xong ký kết, các nước TPP đã ráo riết 'săn' thêm thành viên
wb may mac se co muc loi ich nhat tu cptpp thach thuc tu con nguoi va cong nghe CPTPP vừa được 11 quốc gia thành viên ký kết tại Chile

Ngành may mặc sẽ có mức lợi ích nhất từ CPTPP

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB), CPTPP là một hiệp định đáng cân nhắc, mặc dù việc không còn sự tham gia của Mỹ khiến lợi ích có thể thu được sẽ giảm nhiều.

wb may mac se co muc loi ich nhat tu cptpp thach thuc tu con nguoi va cong nghe
(Nguồn: WB)

WB nhận định, mức tăng phúc lợi có thể đạt được từ RCEP nhỏ hơn nhiều so với CPTPP hay TPP-12, nhưng vẫn là đáng kể. CPTPP có khả năng sẽ kéo theo tăng FDI và tiếp tục mở rộng các ngành dịch vụ.

wb may mac se co muc loi ich nhat tu cptpp thach thuc tu con nguoi va cong nghe Các bộ trưởng RCEP nhất trí thúc đẩy ký kết thỏa thuận trong năm 2018
RCEP là một hiệp định thương mại tự do (được khởi xướng giữa 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - ASEAN gồm Brunây, Campuchia, Inđônêxia, Lào, Malaixia, Myanma, Philipin, Singapo, Thái Lan, Việt Nam) và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Dilân). Đàm phán RCEP chính thức bắt đầu từ tháng 11/2012 và hiện đã đến vòng đàm phán thứ 21.

WB cũng lưu ý rằng kết quả so sánh giữa RCEP, CPTPP và TPP phần nào còn phụ thuộc vào giả định về mức độ mở cửa thị trường của RCEP, do vậy mức lợi ích thu được dù tương đối thấp nhưng có thể sẽ cao hơn nếu hiệp định đạt tới mức độ tham vọng lớn hơn.

Trong trường hợp Việt Nam, lợi ích thu được sẽ tập trung chủ yếu vào một số ngành: Ngành may mặc sẽ có mức lợi ích nhất trong tất cả các kịch bản WB đưa ra. Bên cạnh đó, ngành dệt may sẽ có mức tăng lớn hơn trong TPP; ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá sẽ có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong CPTPP.

Đầu tư phát triển con người để tận dụng đầy đủ lợi ích từ hiệp định

WB đánh giá CPTPP ít hấp dẫn hơn TPP, đồng thời đem lại ít khả năng tăng sản lượng và xuất khẩu hơn. Tuy nhiên, hiệp định này sẽ dẫn tới mức độ đa dạng hóa xuất khẩu lớn hơn nếu tính trên thị trường xuất khẩu. Mặc dù tất cả các nhóm thu nhập theo dự kiến đều được hưởng lợi từ CPTPP, những lao động có kỹ năng cao trong tốp 60% thu nhập cao nhất sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào phát triển nguồn vốn con người để tận dụng đầy đủ những lợi ích từ hiệp định. Ngoài các vấn đề “thương mại” trong Hiệp định, CPTPP có thể khuyến khích và thúc đẩy cải cách trong nước ở nhiều lĩnh vực như cạnh tranh, dịch vụ (bao gồm dịch vụ tài chính, viễn thông, gia nhập tạm thời của các nhà cung cấp dịch vụ), hải quan, thương mại điện tử, môi trường, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, tiêu chuẩn lao động.

Bên cạnh đó là các vấn đề pháp lý, tiếp cận thị trường cho hàng hoá, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan (bao gồm các biện pháp SPS-biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, TBT-biện pháp kỹ thuật), các biện pháp khắc phục thương mại... CPTPP sẽ góp phần thúc đẩy sự minh bạch và hỗ trợ việc hình thành các thể chế hiện đại ở Việt Nam.

Tăng hàm lượng công nghệ của hàng xuất khẩu

Trong dài hạn, lợi ích đạt được không chỉ là tăng xuất khẩu mà còn bao gồm tăng hàm lượng công nghệ của hàng xuất khẩu, WB cho hay.

Đầu tư tăng nhờ các lợi ích tiềm năng của CPTPP có thể làm cho xuất khẩu ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hơn, thay vào đó sẽ dựa nhiều hơn vào chuỗi cung ứng trong nước để khắc phục các hạn chế của quy tắc xuất xứ. Phản ứng này sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng, khuyến khích các công ty tư nhân trong nước hội nhập tích cực hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và do đó thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV).

wb may mac se co muc loi ich nhat tu cptpp thach thuc tu con nguoi va cong nghe

Dự kiến sẽ có sự chuyển hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh hơn sang các ngành công nghiệp thượng nguồn của các ngành được hưởng lợi nhiều như dệt, may mặc và da để tận dụng CPTPP.

Tuy nhiên, việc FDI tăng lên trong các ngành công nghiệp thượng nguồn không phải là không đi kèm chi phí, do vậy theo WB, Việt Nam cần đưa ra những chính sách khôn ngoan để lựa chọn công nghệ tiên tiến và dòng vốn FDI thân thiện với môi trường để tối ưu hóa tác động của hiệp định này.

Việt Nam cần cải thiện khả năng hội nhập giá trị toàn cầu và thể chế tốt

Kinh nghiệm sau khi gia nhập WTO cho thấy Việt Nam không thể tận dụng ngay lập tức lợi ích của việc gia nhập WTO để thu hút và tiếp nhận dòng vốn FDI lớn do thiếu năng lực để tạo điều kiện cho các công ty có liên kết toàn cầu tham gia chuỗi giá trị cao do chi phí hậu cần cao và cơ sở hạ tầng đường xá, điện, cảng biển, dịch vụ hậu cần,... còn yếu kém.

Các vấn đề phía sau biên giới. Những thách thức này cho thấy sự cần thiết phải cải thiện khả năng kết nối để hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) và giữ chi phí thương mại ở mức thấp.

Các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài trong nước tham gia vào các GVC cần phải có khả năng di chuyển hàng hoá qua biên giới một cách hiệu quả và đáng tin cậy. Điều này đòi hỏi cần có cả cơ sở vật chất và thể chế tốt.

Mặt khác, các kết quả nghiên cứu của WB gần đây cho thấy, phần lớn các chi phí tuân thủ cao đều liên quan đến các hàng rào phi thuế quan.

Mặc dù đã có những tiến bộ gần đây trong cải cách Hải quan và việc thực hiện Cơ chế Một cửa Quốc gia và ASEAN, nhưng chi phí tuân thủ về thời gian và tiền bạc để thông quan hàng hoá trước và tại biên giới ở Việt Nam vẫn cao. Việc giải quyết vấn đề nút cổ chai quan trọng này sẽ giúp thực hiện các cam kết không chỉ trong khuôn khổ CPTPP mà cả trong Hiệp định Thuận lợi hoá Thương mại của WTO.

Ánh Dương

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.