|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nợ xấu nhà băng nhỏ: Những gam màu đối lập

08:58 | 02/09/2018
Chia sẻ
Trong bức tranh chung tươi sáng của toàn ngành, nợ xấu của khối nhà băng nhỏ lại có những gam màu đối lập.
no xau nha bang nho nhung gam mau doi lap Phân hóa nợ xấu ngân hàng sau 6 tháng đầu năm 2018

Mảng màu tích cực

Tổng nợ xấu tại NamA Bank tại thời điểm cuối tháng 6/2018, theo báo cáo tài chính của ngân hàng này, là 391 tỷ đồng, giảm mạnh 44,7% từ mức 708 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 4 giảm mạnh 93%, xuống còn 32 tỷ đồng, song nợ nhóm 5 tăng 40,3% lên 314 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu theo đó cũng giảm từ 1,95% hồi đầu năm xuống còn 0,95%.

Tổng dư nợ gốc nội bảng tính đến hết năm 2017 là 307.932 tỷ đồng, giá mua nợ là 277.755 tỷ đồng.

Nợ xấu giảm đã tác động tích cực lên lợi nhuận của NamA Bank nửa đầu năm nay, với việc nhà băng này ghi nhận 335 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao gấp 3 lần so với cùng kỳ 2017. NamA Bank là ngân hàng đầu tiên cán đích sớm kế hoạch lợi nhuận năm (320 tỷ đồng trước thuế).

Đến cuối tháng 6/2018, dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng đạt 40.749 tỷ đồng, tăng 14,8% so với đầu năm, trong khi đó, huy động tiền gửi của khách hàng tăng 21,2%, đạt 48.302 tỷ đồng.

no xau nha bang nho nhung gam mau doi lap
Nợ xấu giảm đã tác động tích cực lên lợi nhuận của NamA Bank nửa đầu năm nay, với việc nhà băng này ghi nhận 335 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao gấp 3 lần so với cùng kỳ 2017.

Trong nửa đầu năm nay, Kienlongbank cũng xử lý được gần 150 tỷ đồng nợ xấu đã bán cho VAMC, qua đó giảm lượng trái phiếu VAMC nắm giữ từ mức 370 tỷ đồng hồi cuối năm 2017 xuống còn 222 tỷ đồng vào cuối tháng 6.

Nhờ đó, Kienlongbank đạt 121 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm nay, hoàn thành 30% chỉ tiêu cả năm.

Tính đến cuối tháng 6/2018, tổng nợ xấu tuyệt đối tại BacA Bank là 436 tỷ đồng, chiếm 0,73% tổng dư nợ cho vay.

Chi phí dự phòng rủi ro trong 6 tháng đầu năm nay của Ngân hàng giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 210 tỷ đồng.

Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất nửa đầu năm 2018 của BacA Bank tăng 47% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 434 tỷ đồng, hoàn thành 47% kế hoạch năm.

Trong thời gian qua, các nhà băng đã ra sức đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nhất là từ khi Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu được ban hành đã tạo điều kiện tích cực cho Ngân hàng trong phát mãi tài sản đảm bảo thu hồi nợ xấu, giảm dự phòng.

Tổng giám đốc một ngân hàng cho hay, từ đầu năm đến nay, ngân hàng ông đã thu về hơn 500 tỷ đồng trái phiếu từ VAMC để xử lý thu hồi nợ. Kế hoạch trong năm nay, ngân hàng trên sẽ nhận về toàn bộ 750 tỷ đồng nợ xấu đã bán cho VAMC để xử lý, với mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về 1%.

… và gam màu xám

Bên cạnh những ngân hàng có chuyển biến tích cực về nợ xấu thì tại một số ngân hàng trong nhóm ngân hàng nhỏ lại có xu hướng nợ xấu gia tăng.

Tại VietBank, dù lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay đạt hơn 200 tỷ đồng, tăng đột biến so với cùng kỳ, nhưng con số nợ xấu tuyệt đối cũng tăng mạnh.

Cụ thể, nợ xấu của Ngân hàng đã tăng từ mức 387 tỷ đồng hồi đầu năm lên 547 tỷ đồng vào cuối tháng 6. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 1,35% lên 1,73%.

Tương tự, tại PG Bank, nợ xấu tại ngày 30/6/2018 là 780 tỷ đồng, tăng 12,9% so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng mạnh 69%, lên 140 tỷ đồng; nợ nhóm 4 tăng 23%, lên 131 tỷ đồng; nợ nhóm 5 tăng nhẹ 1,5%, lên 508 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của PG Bank tăng từ 3,23% hồi đầu năm nay lên 3,75% vào cuối quý II/2018. Hiện PGBank đang trong quá trình sáp nhập vào HDBank và khả năng thương vụ sẽ hoàn tất năm nay.

Một trường hợp điển hình có nợ xấu tăng mạnh trong khối ngân hàng nhỏ là SaigonBank. Kết thúc 6 tháng đầu năm, nợ xấu của ngân hàng này đã tăng trên 6%.

Theo báo cáo bán niên của các ngân hàng, tình trạng chung về nợ xấu là tỷ lệ nợ hạ xuống và nợ có khả năng mất vốn tăng lên (nhóm 5).

Điều này cho thấy, yêu cầu trích lập giảm xuống nhưng lợi nhuận đột biến (do thu hồi nợ xấu ngoại bảng) sẽ khó xuất hiện.

Xem thêm