Nợ xấu còn cao, vốn ngân hàng quốc doanh còn thấp
Nợ xấu và sở hữu chéo các ngân hàng ra sao sau một năm áp dụng Nghị quyết 42? |
Việc tăng vốn cho các ngân hàng lớn đang ở trong thế bí. Ảnh: Nguyễn Nam. |
Không thiếu phương thức để tăng vốn cho bốn ngân hàng trên, nhưng cách nào cũng vướng. Giữ lại lợi nhuận hàng năm (toàn bộ hoặc một phần), trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn thì không được Nhà nước (cụ thể ở đây là Bộ Tài chính) đồng ý. Bộ Tài chính muốn các ngân hàng trả cổ tức bằng tiền để còn có nguồn thu ngân sách.
Cách khác là Nhà nước thoái vốn, nhưng điều kiện và thủ tục thoái lại rất phức tạp. Nào là không được bán cổ phần thấp hơn thị giá trên sàn; phải nắm giữ ít nhất 12 tháng; người mua phải là những đối tác tên tuổi, uy tín, quy mô lớn từ các quốc gia phát triển. Những điều kiện này thật sự đang “trói tay” các ngân hàng. Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Vietcombank, cho biết hiện không thể tìm được đối tác từ các nền kinh tế phát triển chấp thuận trả cho cổ phiếu Vietcombank với mức gấp gần 4 lần giá trị sổ sách, tức ngang ngửa thị giá niêm yết. Thị giá cổ phiếu các ngân hàng hàng đầu khu vực, không chỉ Đông Nam Á mà cả châu Á, cao lắm cũng chỉ gấp 2 lần giá trị sổ sách. Còn đến bốn lần như Vietcombank thì họ lắc đầu.
BIDV cũng mất vài năm để tìm kiếm đối tác chiến lược, nhưng không ai trả mức giá xấp xỉ giá niêm yết hiện tại cả (trên 30.000 đồng/cổ phiếu). Agribank thì phải đến tháng 10 tới mới được phê duyệt phương án cổ phần hóa, và xác định giá trị doanh nghiệp phải kéo dài cả năm, nên sớm nhất việc IPO chỉ có thể diễn ra sau hai năm nữa, vào năm 2020.
Cách thứ ba là các ngân hàng phát hành cổ phiếu tăng vốn, bán bằng mệnh giá cho cổ đông hiện hữu, và Nhà nước nộp tiền mua. Cách này xem ra không khả thi vì ngân sách phải chi ra một khoản tiền không nhỏ. Đối với tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, ngân sách chỉ muốn thu vào, không muốn chi ra.
Việc tăng vốn cho các ngân hàng lớn, vì thế, đang ở trong thế bí.
Về nợ xấu, tại hội nghị NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của hệ thống đến ngày 30-6-2018 là 2,09% và con số tuyệt đối nợ xấu đã xử lý được 138.290 tỉ đồng. Tuy nhiên Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhấn mạnh tỷ lệ nợ xấu thực của ngành khoảng 6,6-6,7% tổng dư nợ, gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu ngoại bảng, các khoản nợ xấu đã cơ cấu và nợ xấu tiềm ẩn.
Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối tháng 5-2018 là 6.723.248 tỉ đồng, tương đương 288 tỉ đô la Mỹ. Nợ xấu như thống đốc ước tính, vào khoảng 443.734-450.457 tỉ đồng. Lần ngược lại quá khứ, cách đây khoảng ba, bốn năm, các định chế quốc tế tính toán nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tầm 600.000 tỉ đồng. Nay chúng ta đã xử lý được gần 140.000 tỉ đồng, mà vẫn còn khoảng 450.000 tỉ đồng nợ xấu nữa. Phải thừa nhận họ tính toán tương đối chính xác.
Với tỷ lệ nợ xấu thật còn cao như vậy, quyết định của NHNN không điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho bất cứ ngân hàng nào từ nay đến cuối năm và định hướng giảm dần tăng trưởng tín dụng những năm sau là một động thái đúng đắn, phù hợp với tình hình phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ cũng như nền kinh tế.
Trên thế giới ít có nước nào tỷ lệ tín dụng so với GDP cao như ở Việt Nam. GDP hiện nay của chúng ta ở tầm 240 tỉ đô la Mỹ, trong khi tín dụng lên tới 288 tỉ đô la Mỹ. Chúng ta đang cần 1,2 đô la Mỹ vốn vay ngân hàng để tạo ra 1 đô la Mỹ GDP. Con số này nói lên rất nhiều điều. Đó không chỉ là hiệu suất, sức cạnh tranh chưa cao của nền kinh tế, mà còn là sự lệch pha nghiêm trọng của thị trường tài chính, nơi thị trường vốn yếu ớt từ kênh chứng khoán đến trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Tất cả gánh nặng vốn đổ lên thị trường tiền tệ mà chủ yếu là các ngân hàng. Nếu tổng phương tiện thanh toán hàng năm không tăng, tức tiền không được “bơm” ra, thì kinh tế phát triển bằng gì? Còn nếu cứ tăng cung tiền, tăng tín dụng thì chẳng khác nào dồn nén lạm phát và nuôi dưỡng nợ xấu. Không thể có chuyện 100 đồng cho vay ra, ngân hàng thu hồi được trọn vẹn 100 đồng nợ gốc + lãi mà không có đồng nợ xấu nào.
Để cải cách kinh tế theo chiều sâu và bền vững, NHNN cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn, độc lập hơn về hoạt động không chỉ của chính NHNN mà cả của các ngân hàng thương mại. Như một con người, thị trường vốn sẽ bắt buộc phải tự thân vận động để trưởng thành một khi chỗ dựa dẫm là thị trường tiền tệ không cho phép nó nữa. Điều này cần phải được nhìn nhận từ góc độ định hướng chiến lược, tầm nhìn và thực tiễn.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/