Trong số 25 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán 6 tháng đầu năm, Sacombank, SCB và SHB là ba ngân hàng hiện còn nhiều nợ xấu tại VAMC nhất.
Số dư trái phiếu VAMC tại các ngân hàng đang có xu hướng sụt giảm, đặc biệt giảm mạnh tại một số ngân hàng như Agribank, VPBank, TPBank. Ngân hàng hiện có nhiều trái phiếu VAMC nhất là Sacombank.
Trong 6 tháng đầu năm, cùng với tăng trưởng mạnh hoạt động cho vay, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng cũng tăng cao, có hơn 84.000 tỉ đồng nợ xấu tại 20 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính.
NHNN cho biết tính đến 10/6, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,75% so với cuối năm 2018, trong khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 của toàn hệ thống là 14%.
Mặc dù có 2/3 số ngân hàng khảo sát có số dư nợ xấu tăng trong quí đầu năm nhưng quá trình xử lí nợ cũng ghi nhận nhiều điểm tích cực, khi tỉ lệ nợ xấu tại gần một nửa TCTD khảo sát giảm.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng (TCTD) đến cuối tháng 2-2019 là 2,09%, tăng so với mức 1,99% cuối năm 2017 và 1,91% cuối năm 2018 nhưng giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016.
Không chỉ là nỗi lo xử lí nợ, hiện nay những ngân hàng còn nợ xấu tại VAMC còn thêm một nỗi lo về việc có khả năng không được trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông.
Đầu năm 2019, Chính phủ đề ra nhiệm vụ quyết liệt xử lí nợ xấu cho hệ thống các ngân hàng, đưa tỉ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2% và tỉ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu xuống dưới 5%.
Theo quyết định của NHNN, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV làm thành viên Ban Chỉ đạo cơ cấu lại TCTD và thành viên Tiểu ban chỉ đạo về xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng.
Mặc dù kết quả kinh doanh của ngân hàng trong 9 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng cùng xử lí nợ xấu có những kết quả khả quan nhưng nỗi "ám ảnh" về nợ xấu vẫn chưa dừng lại.