|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nợ có khả năng mất vốn BIDV tăng hơn 5.000 tỷ đồng trong năm 2020

18:09 | 30/01/2021
Chia sẻ
Đến cuối năm 2020, tổng dư nợ xấu nội bảng của BIDV ở mức 21.342 tỷ đồng, tăng gần 1.850 tỷ. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là hơn 16.525 tỷ đồng, tăng 5.170 tỷ so với cuối năm 2019.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 với tổng tài sản tính đến cuối năm dừng ở gần 1,517 triệu tỷ đồng, tăng 1,8%. 

Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,7%, đạt hơn 1,214 triệu tỷ. Tiền gửi khách hàng tăng 10,1%, lên mức 1,227 triệu tỷ.

143000429_775497963066030_7062744884958565880_n.png

Các chỉ tiêu tài sản của BIDV. (Nguồn: Quang Hưng tổng hợp từ BCTC)

Đến cuối năm 2020, tổng số dư nợ xấu nội bảng của BIDV là gần 21.342 tỷ đồng, tăng thêm gần 1.850 tỷ. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là hơn 16.525 tỷ đồng, tăng 5.170 tỷ so với cuối năm 2019 và tăng hơn 2.200 tỷ đồng so với thời điểm 30/9/2020.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của BIDV vào cuối quý IV/2020 ở mức 1,76%, tương đầu năm.

Nợ có khả năng mất vốn BIDV tăng thêm 5.000 tỷ đồng trong năm 2020 - Ảnh 2.

Nguồn: BCTC quý IV/2020

Theo báo cáo tài chính, lợi nhuận hợp nhất trước thuế BIDV trong quý IV/2020 đạt 2.152 tỷ đồng, giảm 41,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong kỳ, thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng 10,3% đạt 10.565 tỷ đồng và chiếm 68,3% tổng doanh thu. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối tăng trưởng lần lượt 27,6% và 16,4%, đạt 1.593 tỷ và 486 tỷ đồng.

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần cũng ghi nhận sự khởi sắc, khi đều tăng trưởng ở mức hai con số.

Chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư là hai mảng chứng kiến sự sụt giảm lãi thuần vào quý IV/2020. Trong đó, chứng khoán kinh doanh chỉ mang về vỏn vẹn hơn 1 tỷ đồng, giảm 98,3% so với cùng kì.

Tổng hợp các mảng kinh doanh, thu nhập hoạt động của BIDV đạt 15.480 tỷ đồng, tăng 3,2%. Trong khi chi phí hoạt động trong quý giảm 3,2%, xuống còn 6.322 tỷ. Qua đó, giúp lợi nhuận thuần tăng 25% lên 9.158 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do tăng thêm 93% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với cùng kỳ 2019 khiến lợi nhuận trước thuế của BIDV giảm gần 42%, xuống còn 2.152 tỷ đồng.

Lũy kể năm 2020, lợi nhuận trước thuế BIDV đạt 9.214 tỷ đồng, giảm 14,1%. Lợi nhuận sau thuế đạt 7.363 tỷ đồng, giảm 13,9%.

144076057_458907181949089_5386743524603504830_n.png

Kết quả kinh doanh năm 2020 của BIDV. (Nguồn: Quang Hưng tổng hợp từ BCTC)



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Thụy

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.