|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Nikkei: Thoái vốn Nhà nước bắt đầu trông giống như 'ảo ảnh'

16:55 | 25/09/2017
Chia sẻ
Chính phủ Việt Nam tái khởi động kế hoạch bán 12 doanh nghiệp lớn của Nhà nước.
nikkei thoai von nha nuoc bat dau trong giong nhu ao anh Nikkei: 'Việt Nam đang bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước quá chậm chạp'
nikkei thoai von nha nuoc bat dau trong giong nhu ao anh Nhà nước dự kiến bán cổ phần Vinamilk với giá 154.000 đồng/cổ phiếu
nikkei thoai von nha nuoc bat dau trong giong nhu ao anh Thoái vốn nhà nước: Trăn trở chuyện giữ thương hiệu Việt

Trước đó vào tháng 9/2016, Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẽ bán toàn bộ cổ phần trong những doanh nghiệp này. Một năm sau, họ lại thông báo chỉ sẵn sàng bán một phần trong đó.

Gần đây, Chính phủ công bố kế hoạch bán 3,3% vốn Vinamilk, và tiếp tục giữ sở hữu 36%. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đưa ra lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước tại Công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn (Sabeco - Mã: SAB) từ 89,6% xuống 35,6%.

nikkei thoai von nha nuoc bat dau trong giong nhu ao anh
Chính phủ lên kế hoạch bán 54% cổ phần ở Sabeco, nhưng vẫn nắm giữ 35,6% cổ phần và quyền phủ quyết.
nikkei thoai von nha nuoc bat dau trong giong nhu ao anh Chủ tịch Asahi Group Holdings: Sabeco bị định giá quá cao
nikkei thoai von nha nuoc bat dau trong giong nhu ao anh Reuters: Thủ tướng thông qua kế hoạch bán cổ phần tại Sabeco
nikkei thoai von nha nuoc bat dau trong giong nhu ao anh HSC: Bộ Công thương có thể bán 53,59% vốn tại Sabeco, giá trị ước tính 3,85 tỷ USD

Cổ tức tiền mặt từ các ông lớn

Việt Nam đối mặt với những áp lực hội nhập kinh tế quốc tế trong việc tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) năm 2007 và đã cam kết thực hiện các thỏa thuận thương mại tự do song phương với nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc. Họ đã cam kết giảm sự kiểm soát của Nhà nước ở các doanh nghiệp để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng.

Tuy nhiên, việc thoái vốn cổ phần tại các doanh nghiệp nhà nước chậm trễ, một phần là vì Chính phủ muốn bán với giá cao, Nikkei cho hay.

Trước đây, khi chào bán 9% cổ phần Vinamilk, Chính phủ đã đưa mức giá tối thiểu là 144.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 7,2% so với giá thị trường lúc bấy giờ. Kết quả chỉ có Công ty nước giải khát có trụ sở tại Singapore Fraser and Neave (F&N) là người mua duy nhất, và Chính phủ chỉ có thể bán được 5,4% cổ phần.

Trong kế hoạch bán thêm 3,3%, Chính phủ dự kiến mức giá tối thiểu là 154.000 đồng – cao hơn thị giá 4%.

"Việt Nam muốn bán những "con gà đẻ trứng vàng" với giá cao nhất có thể", một chuyên viên ở chi nhánh Công ty môi giới Nhật Bản tại Việt Nam bình luận.

nikkei thoai von nha nuoc bat dau trong giong nhu ao anh
Cổ phần của Nhà nước trong các doanh nghiệp vào tháng 9/2017

Một nhân tố khác đằng sau việc kéo dài thời gian là do lượng cổ tức tiền mặt từ các công ty này giúp lấp đầy vào kho bạc nhà nước.

Chính phủ kiếm được 140.000 tỷ đến 200.000 tỷ đồng cổ tức từ cổ phần trong khoảng 650 công ty. Lượng tiền mặt có thể ít hơn vì một số cổ tức được trả bằng cổ phiếu, nhưng vẫn chiếm phần lớn trong doanh thu của Chính phủ.

Vinamilk chiếm thị phần lớn trong thị trường sữa nội địa và tạo thu nhập cao, mang lại cho Chính phủ khoảng 90 triệu USD cổ tức hàng năm. Trong 5 năm qua, vốn hóa thị trường của công ty đã nhảy vọt 320%.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Nhà nước không muốn từ bỏ tỷ lệ biểu quyết tại một công ty phát triển nhanh và tạo ra nhiều tiền như vậy. Trong bối cảnhv xem xét đến khó khăn tài chính của Chính phủ, do phải hoàn trả các khoản vay phát triển của nước ngoài và tiền thuế thu được giảm đi.

Để tăng thu nhập tiền mặt, Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước như VietinBank, BIDV trả cổ tức bằng tiền mặt thay vì bằng cổ phiếu, bắt đầu từ tháng 5 năm ngoái.

Mặt khác, một số lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước bị bắt bởi điều hành thiếu hiệu quả, gây thua lỗ tại các tập đoàn lớn như ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch của Công ty Cổ Phần Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC) gây thiệt hại 150 triệu USD. Hay, hai lãnh đạo cấp cao của Công ty vận tải biển quốc gia Vinalines đã bị kết án tử hình sau khi bị buộc tội biển thủ hàng triệu USD.

Theo Nikkei, nếu Việt Nam không thực hiện các cam kết cổ phần hóa, thì sẽ chịu thêm áp lực quốc tế.

Thành Nguyên