|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Những 'thẻ bài' Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể rút ra tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai

14:41 | 25/02/2019
Chia sẻ
Khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tại Hà Nội còn chưa đầy 3 ngày nữa sẽ diễn ra, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đều có những "thẻ bài" khác nhau để rút ra nhằm khiến đối phương nhượng bộ.
nhung the bai tong thong trump va nha lanh dao kim jong un co the rut ra tai hoi nghi thuong dinh my trieu lan hai
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ tiến hành đàm phán vào hai ngày 27 và 28/2.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên tại Hà Nội sắp diễn ra. Các cuộc thảo luận cấp thấp cũng đang bước vào vòng cuối cùng.

Tuy nhiên, liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Triều Tiên Kim Jong-un có thể đạt được một thỏa thuận cụ thể hay không vẫn chưa chắc chắn, vì mỗi bên đều có chương trình nghị sự riêng.

Ông Trump có thể đề nghị nới lỏng các lệnh trừng phạt, trong khi ông Kim có thể hứa hẹn tiến trình phi hạt nhân hóa. Câu hỏi đặt ra là liệu một trong hai người có sẵn sàng thực hiện theo những “lá bài” này hay không.

Nikkei dẫn ra một số kịch bản có thể diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai.

Nới lỏng biện pháp trừng phạt

nhung the bai tong thong trump va nha lanh dao kim jong un co the rut ra tai hoi nghi thuong dinh my trieu lan hai
Nguồn: Nikkei Asian Review

Con át chủ bài của ông Trump chính là nới lỏng các lệnh trừng phạt. Ông Trump có thể "nhử" triển vọng nới lỏng các lệnh trừng phạt, bởi điều này có thể mang lại những thúc đẩy cần thiết cho nền kinh tế đang bị bao vây của Triều Tiên.

Bước đầu tiên của kịch bản này là tăng hạn ngạch dầu mà Triều Tiên có thể nhập khẩu. Theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc, Triều Tiên có thể nhập khẩu tới 500.000 thùng dầu tinh chế và 4 triệu thùng dầu thô mỗi năm.

Theo các chuyên gia, Mỹ cũng có thể bật đèn xanh cho kế hoạch liên kết đường sắt của Triều Tiên và Hàn Quốc, vốn có thể giúp ích cho nền kinh tế Triều Tiên.

Ông Trump cũng có thể nhượng bộ trong việc cho phép mở lại khu công nghiệp Kaesong, một dự án giữa hai miền Triều Tiên xây dựng năm 2004 nhưng bị đình chỉ năm 2016 do Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa.

Nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, khu công nghiệp Kaesong dự kiến sản xuất được lượng hàng hóa trị giá 560 triệu USD mỗi năm, theo Công ty Chứng khoán Samsung.

Vấn đề hạt nhân

nhung the bai tong thong trump va nha lanh dao kim jong un co the rut ra tai hoi nghi thuong dinh my trieu lan hai
Nguồn: Nikkei Asian Review

Từ phía ông Kim, xử lí tổ hạt nhân Yongbyon là chìa khóa để đạt được thỏa thuận tốt nhất cho Bình Nhưỡng.

Mỹ luôn muốn phá hủy tổ hạt nhân Yongbyon nhưng không đạt được nhiều tiến triển trong các cuộc đàm phán 6 bên trong quá khứ.

Triều Tiên có thể cho phép Mỹ kiểm tra lò phản ứng hạt nhân 5 MW của nước này, nơi sản xuất plutonium và uranium được làm giàu. Nếu tiến triển tốt, Bình Nhưỡng có thể đồng ủy phá bỏ tổ hạt nhân. Đây sẽ là một chiến thắng lớn cho Mỹ.

“Nếu Mỹ có thể kiểm tra các cơ sở hạt nhân tại Yongbyon, Mỹ có thể đạt được bước tiến mới trong việc tìm hiểu khả năng hạt nhân của Triều Tiên và thu giữ nguyên liệu hạt nhân của Triều Tiên”, ông Choi Kang, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chính sách Asan, cho hay.

Hiệp ước hòa bình

nhung the bai tong thong trump va nha lanh dao kim jong un co the rut ra tai hoi nghi thuong dinh my trieu lan hai
Nguồn: Nikkei Asian Review

Về phần minh, ông Trump có thể hứa hẹn một bước tiến tiếp theo nhằm đạt được hiệp ước hòa bình. Triều Tiên muốn bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ như một biện pháp đảm bảo sự tồn tại của nhà nước Triều Tiên.

Đầu tiên, Mỹ có thể nối lại viện trợ nhân đạo. Sau đó, chính quyền Trump có thể mở văn phòng liên lạc tại Bình Nhưỡng, và phía Triều Tiên có đại diện tại Washington. Các văn phòng này sẽ thúc đẩy liên lạc giữa hai nước thêm hiệu quả.

Một tuyên bố về sự kết thúc của Chiến tranh Triều Tiên sẽ đảm bảo an toàn cho ông Kim, mặc dù đó không phải là một động thái chính trị. Khi tất cả những động thái đó được thực hiện, Mỹ, Triều Tiên, Trung Quốc và Hàn Quốc cuối cùng cũng có thể kí hiệp ước hòa bình để chính thức chấm dứt 70 năm thù địch.

Nguyên liệu hạt nhân

nhung the bai tong thong trump va nha lanh dao kim jong un co the rut ra tai hoi nghi thuong dinh my trieu lan hai
Nguồn: Nikkei Asian Review

Để đảm bảo các nhượng bộ kinh tế từ phía ông Trump, ông Kim phải chấp nhận việc Mỹ điều tra tổ hợp hạt nhân Yongbyon bởi Mỹ rất quan tâm đến việc kiểm tra các vật liệu có thể sản xuất vũ khí hạt nhân, như plutonium và uranium được làm giàu.

Trong quá trình này, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có thể sẽ được yêu cầu tham gia kiểm tra. IAEA cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ nếu các cuộc đàm phán giữa hai Mỹ và Triều Tiên diễn ra suôn sẻ.

Thúc đẩy kinh tế

nhung the bai tong thong trump va nha lanh dao kim jong un co the rut ra tai hoi nghi thuong dinh my trieu lan hai
Nguồn: Nikkei Asian Review

Ông Trump được biết đến như một nhà đàm phán kinh doanh khó tính.

Tổng thống Trump dự kiến triển khai một chiến thuật đàm phán tương tự trong khi đàm phán cùng ông Kim.

Theo đó, ông Trump khả năng cung cấp hỗ trợ kinh tế bằng cách đề nghị giúp phát triển thành phố ven biển phía đông Wonsan như một điểm đến du lịch, mời đầu tư vào dự án.

Ông Trump thậm chí có thể cung cấp tiền mặt cho Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng nhận chỉ thị từ Washington.

Tên lửa và vũ khí khác

nhung the bai tong thong trump va nha lanh dao kim jong un co the rut ra tai hoi nghi thuong dinh my trieu lan hai
Nguồn: Nikkei Asian Review

Ông Kim có thể ra dấu hiệu chấp nhận bằng việc từ bỏ tên lửa đạn đạo liên lục địa, hay ICBM, mà ông tuyên bố có thể đánh vào nước Mỹ bởi ICBM là loại vũ khí mà ông Trump muốn thúc ép Bình Nhưỡng từ bỏ.

Washington cũng có khả năng yêu cầu Triều Tiên báo cáo tất cả vũ khí hủy diệt hàng loạt của nước này, gồm vũ khí sinh học, hóa học, nhằm tránh mối đe dọa an ninh cho Mỹ về sau.

Giới chuyên gia đang nghi ngờ Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ tất cả vũ khí quân sự quan trọng để đổi lấy lợi nhuận kinh tế.

Tuy nhiên, Bình Nhưỡng phải đưa ra động thái đủ mạnh mẽ để Tổng thống Trump có thể nói với nước Mỹ, “Người dân Mỹ hiện đã an toàn”.

Xem thêm

Trần Nam Thi