|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Những nước cờ thâu tóm bất động sản đáng nể đầu năm 2017

21:25 | 06/04/2017
Chia sẻ
Trong thời gian qua, thị trường đã lần lượt chứng kiến những nước cờ mang tính chiến lược của các nhà đầu tư, bao gồm cả mua bán sát nhập và hợp tác phát triển.

Trong khoảng từ năm 2014 đến nay có thể xem là thời gian thành công của thị trường bất động sản Việt Nam. Vị thế cạnh tranh của ngành cũng được chứng tỏ thông qua dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cộng hưởng với những hoạt động mua bán sát nhập (M&A), thâu tóm bất động sản có xu hướng chuyển biến rất tích cực cùng mức tăng trưởng ấn tượng.

nhung nuoc co thau tom bat dong san dang ne dau nam 2017
Thâu tóm bất động sản sẽ là xu thế trong năm 2017.

Một số thương vụ thâu tóm bất động sản điển hình có thể kể đến như việc Gaw Capital mua lại một loạt những tài sản thương mại từ Indochina Land với tổng giá lên tới 106 triệu USD. Gamuda Land bỏ ra 24,7 tỷ đồng mua lại phần vốn của các nhà đầu tư nội trong dự án Celadon City.

Cũng trong thời gian đó, thị trường thương vụ M&A diễn ra trên quy mô lớn ở tất cả các phân khúc khác nhau, như việc liên doanh tập đoàn Châu Tài Phúc và Suncity vào dự án nghỉ dưỡng, casino cực lớn Nam Hội An với tổng vốn đầu tư lên đến 4 tỷ USD hay thương vụ Lotte thâu tóm Diamond Plaza.

Bên cạnh đó không thể không kể đến những gương mặt lớn như Vạn Thịnh Phát, VinGroup, Novaland, Sun Group,... đang thể hiện mình là nhà đầu tư chiến lược với tầm nhìn xa khi liên tục mua lại những dự án hay khu đất tiềm năng để phát triển sản phẩm của mình một cách chuyên nghiệp, tung ra thị trường và cạnh tranh không kém thế với các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Tiến sĩ Sử Ngọc Khương – Giám đốc bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam, trong năm 2016 vừa qua và lan cả sang 2017, xu thế của M&A tiếp tục thể hiện sự bền bỉ của mình với nhiều những hoạt động sôi nổi.

"Chúng ta có dịp chứng kiến hàng loạt những động thái đến từ nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore", ông Khương cho biết.

Dẫn chứng cụ thể sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật là việc một nhà đầu tư nước này mua lại 70% quyền sở hữu tòa nhà văn phòng A&B tại trung tâm nội thành TP.HCM hay Creed Group hợp tác cùng hai nhà đầu tư trong nước là Phát Đạt và An Gia phát triển các dự án nhà ở thương mại.

Nhà đầu tư đến từ Singapore cũng không kém cạnh trên thị trường khi liên tục củng cố vị thế của mình như việc Keppel Land tham gia vào dự án Empire City, CapitaLand gia tăng sở hữu của mình ở dự án The Vista hoặc nổi bật nhất gần đây là sự kiện Mapletree mua lại toàn bộ khu phức hợp Kumho Asiana Plaza, đây là dự án tầm cỡ bậc nhất tại TP. HCM.

Khi đó, M&A sẽ tiếp tục là xu thế thiết yếu khi thị trường dần trưởng thành hơn và các nhà đầu tư sẽ phải chứng tỏ bản lĩnh, kinh nghiệm, phong độ và cả đẳng cấp của mình để đạt được các cơ hội hợp tác, tham gia vào các thương vụ với có giá trị và tiềm năng lớn.

"Chúng ta có thể tiếp tục kỳ vọng vào sự bùng nổ của nhiều hoạt động M&A tiếp tục diễn ra trong năm 2017", tiến sĩ Sử Ngọc Khương nhận định.

Châu Anh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.