|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Những lưu ý với nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản khi mùa báo cáo tài chính sắp đến

11:00 | 16/01/2023
Chia sẻ
Mùa báo cáo tài chính quý IV/2022 và cả năm 2022 sắp đến gần, câu hỏi được nhà đầu tư quan tâm đó là những chỉ tiêu tài chính được quan tâm với từng ngành là gì?

Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc SSI Research. Ảnh: SSI.

Trong chương trình Gõ cửa tháng mới của Chứng khoán SSI tổ chức mới đây, bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc SSI Research đã có những chia sẻ liên quan đến từng tiêu chí của mỗi ngành.

Đơn cử với nhóm bất động sản, trong bối cảnh dòng vốn có nhiều khó khăn như hiện nay, dòng tiền mà một chỉ tiêu được quan tâm. Theo bà Hoàng Việt Phương, dòng tiền luôn là một yếu tố đáng chú ý trong mọi thời điểm. Quý IV/2022 là thời điểm dòng tiền đóng vai trò quan trọng.

“Bi vì hin ti đu ra ca th trường bất động sản đang rt trm lng cho nên vic các doanh nghip BĐS có kh năng tiếp tc duy trì tn ti thi đim hin ti hay không trong bi cnh kh năng bán hàng và thu tin tương đi khó khăn. Rõ ràng là dòng tin th hin cái sc khe tài chính ca doanh nghip, liu có th vượt qua cái giai đon khó khăn này và trong cái giai đon tiếp đ có th quay tr li chu kì mi ca BĐS hay không”, bà Hoàng Việt Phương giải thích.

Bên cạnh đó, một chỉ tiêu khác cũng được quan tâm đó là khoản khách hàng trả trước trên báo cáo tài chính của các công ty địa ốc. Đây là nguồn phản ánh doanh thu của công ty trong tương lai.

Với ngành ngân hàng, bà Phương gợi ý chỉ số để nhà đầu tư quan tâm đó là tỷ lệ nợ xấu. Đây là rủi ro lớn nhất mà nhiều nhà đầu tư có thể nhìn thấy.

Đánh giá về thời điểm hiện tại, Giám đốc phân tích của SSI Research cho rằng điểm lo ngại hiện hữu nhất là thị trường bất động sản trầm lắng và thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Hai thị trường liên quan đến các khoản vay của ngân hàng và triển vọng sắp tới của ngân hàng vì phải cần một thời gian để các khoản vay chuyển hóa thành nợ xấu.

Một chỉ số tài chính được quan tâm khác đó là tỷ lệ bao nợ xấu. Vị chuyên gia giải thích, tỉ lệ bao nợ xấu tức là các ngân hàng ngay trước đó đã tiến hành trích lập dự phòng trước. Ngân hàng để lại một phần lợi nhuận dự phòng rủi ro trong tương lai. Ngân hàng có tỉ lệ bao nợ xấu cao, họ đã chuẩn bị khá kĩ càng để có thể đón nhận những làn gió trướng sắp tới.

Nói thêm về triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng, Giám đốc SSI Research đánh giá đây là ngành thường đi chậm hơn so với chu kỳ kinh tế.

“Nghĩa là khi mà chúng ta cảm thấy khó khăn, kết quả kinh doanh của ngân hàng sẽ cần thời gian để nó chậm dần lại, tức là sẽ thể hiện sau khi mà nền kinh tế khó khăn một thời gian. Cũng như vậy khi mà bắt đầu một cái chu kì mới tăng trưởng trở lại, ngân hàng cũng cần một khoản thời gian dài hơn để có thể là tăng trưởng lợi nhuận trở lại.

Tôi lấy ví dụ như là trong chu kì trước chẳng hạn, rõ ràng là chúng ta đang có một cái thời kì rất là khó khăn tầm 2011 – 2012. Tuy nhiên, các ngân hàng phải cần đến khoản năm 2016 - 2017 lúc đó lợi nhuận của các ngân hàng mới bắt đầu cất cánh được”, bà Hoàng Việt Phương nói.

Hoàng Linh