Những góc khuất chứng khoán
3 kịch bản lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ | |
Dấu hiệu nào cho thấy thị trường con bò của chứng khoán Mỹ đã kết thúc? |
CEO Jeff Bezos của Amazon (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. |
Ở Việt Nam xu thế ấy cũng không khác nhiều lắm. Bởi thế gần đây Co.opmart mới thông báo sẽ mở thêm các cửa hàng bán lẻ. Co.opmart là thương hiệu có tên tuổi, nhưng chưa niêm yết. Trên sàn người ta mới chỉ thấy có một vài thương hiệu như Thế giới Di động (MWG), Digiword (DGW), Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Vincom Retail (VRE)... Những doanh nghiệp trên phần lớn ăn nên làm ra, biên lợi nhuận cao, cổ tức nhiều.
Thế nhưng “cơn lốc” chứng khoán hiện nay chỉ nhắm vào một nhánh là cổ phiếu ngân hàng - chứng khoán, bất động sản. Dòng tiền tiếp tục chảy vào đây cho dù đã có không ít ý kiến cảnh báo các mã ngân hàng, công ty chứng khoán tăng trưởng “nóng”. Thị trường có lý lẽ riêng của nó và chẳng phải nhà đầu tư nào cũng đủ dũng khí cãi lại vì cãi lại là thiệt thòi.
Những cổ phiếu cơ bản như MWG, VNM và hàng loạt những nhóm ngành sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ khác có tăng giá đâu? Không nhà đầu tư nào giải ngân vào cổ phiếu không tăng giá cả. Thành ra, cổ phiếu cơ bản, hay còn gọi là cổ phiếu mạnh trở nên yếu. Và giới đầu tư cứ cổ phiếu mạnh thì mua, cổ phiếu yếu thì bán. Người ta chờ cổ phiếu vượt đỉnh giá cũ để xuống tiền, còn cổ phiếu nào thị giá càng giảm, càng bị bán tháo.
Chính điều này lý giải tại sao VN-Index lên điểm mà không phải tất cả nhà đầu tư hài lòng và các luồng ý kiến đánh giá ngày càng khác nhau, thậm chí đối chọi nhau. Trong bối cảnh kẻ nói xuôi, người nhận xét ngược ấy, chủ thể hưởng lợi nhiều nhất là các công ty chứng khoán và các ngân hàng đầu tư. Ngân hàng đầu tư thực sự ở Việt Nam chưa có, nhưng nghiệp vụ ngân hàng đầu tư đang nằm ở nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán, tổ chức tài chính, bảo hiểm, quỹ đầu tư. Họ, xét ở một góc độ nào đó là những nhà tạo lập thị trường.
Trước đây có nhiều ý kiến phàn nàn rằng vai trò của các nhà tạo lập thị trường ở Việt Nam còn mờ nhạt quá. Hiện nay, sự mờ nhạt đó đã bớt nhiều rồi và đang manh nha một vai trò gần như bị đẩy đi quá xa, vượt giới hạn cần thiết. Tại sao như vậy?
Năm 2012 giới tài chính đề cập nhiều đến bộ phim tài liệu của các nhà báo và nhà sản xuất phim độc lập Pháp có tựa đề Goldman Sachs: the bank that runs the world (Goldman Sachs: ngân hàng thống trị thế giới). Có những cuộc phỏng vấn tuyệt vời mang dấu ấn kinh điển và một trong số đó là cuộc phỏng vấn Chủ tịch Goldman Sachs về chuyện vì sao ngân hàng này vừa khuyến cáo nhà đầu tư mua, vừa khuyến cáo nhà đầu tư bán một sản phẩm tài chính gây nhiều tranh cãi về giá trị thực của nó. Chủ tịch Goldman Sachs bình thản trả lời vì một trong những lý do, đó là họ là nhà tạo lập thị trường.
Một số công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện mang dáng vẻ thu hẹp của nhà tạo lập thị trường mà mục tiêu chính là nhà đầu tư càng giao dịch nhiều với tần suất cao càng tốt, miễn sao họ thu được phí dịch vụ môi giới và cả hướng nhà đầu tư giải ngân vào một số cổ phiếu nhất định do họ tư vấn niêm yết và tự doanh.
Chẳng phải ngẫu nhiên có hiện tượng một số công ty chứng khoán cùng cắt giảm hay cùng gia tăng tỷ trọng cung cấp margin cho một số cổ phiếu. Họ giảm hoặc cắt hẳn margin, khiến các nhà đầu tư có sử dụng dịch vụ này chỉ còn cách bán ra cổ phiếu đang nắm giữ hoặc bắt buộc phải nộp thêm tiền ký quỹ. Họ tăng margin nhằm tạo cơ hội cho nhà đầu tư có thêm nguồn tiền để mua... Nếu những cổ phiếu đấy nằm trong tốp 5 hay tốp 10 các mã có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, VN-Index không chỉ “rung rinh” mà chắc chắn có sóng lớn. Sóng càng to, lên hay xuống không quan trọng, quan trọng là thanh khoản giao dịch tăng vọt. Công ty chứng khoán chỉ cần có thế.
Và những “nhà tạo lập thị trường” đang cạnh tranh nhau quyết liệt, bám đuổi nhau từng phần trăm thị phần môi giới, ráng sức giành được quyền tư vấn niêm yết cho những doanh nghiệp tầm cỡ, đặc biệt doanh nghiệp cổ phần hóa, IPO. Không ngạc nhiên khi đội ngũ chuyên viên, trưởng các bộ phận của một số công ty chứng khoán tuyển dụng ngày càng đông đảo người nước ngoài, vốn đã từng đầu quân cho các ngân hàng đầu tư quốc tế.
VN-Index lên cao bao nhiêu, những góc khuất của thị trường càng hiện rõ bấy nhiêu, đòi hỏi nhà đầu tư phải tỉnh táo và bản lĩnh. Chứng khoán không còn là sân chơi dành cho tất cả mọi người. Có nhiều người sẽ không đồng ý như vậy, nhưng đó là sự thật.