|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dấu hiệu nào cho thấy thị trường con bò của chứng khoán Mỹ đã kết thúc?

08:00 | 12/04/2018
Chia sẻ
Chiến lược gia và Nhà kinh tế hàng đầu ông David Rosenberg của Phố Wall cho rằng thị trường tăng trưởng của chứng khoán Mỹ đã kết thúc với nhiều dấu hiệu báo hiệu thị trường con bò đang tiến tới.
dau hieu nao cho thay thi truong con bo cua chung khoan my da ket thuc Chuyên gia cảnh báo thị trường con gấu với phố Wall, chứng khoán Mỹ đang mất dần kiên nhẫn với tình hình thương mại?
dau hieu nao cho thay thi truong con bo cua chung khoan my da ket thuc Quên chiến tranh thương mại đi, đây mới là rủi ro lớn nhất của thị trường
dau hieu nao cho thay thi truong con bo cua chung khoan my da ket thuc Chiến lược gia cảnh báo về 'bong bóng' thị trường chứng khoán có thể bùng nổ

Thị trường tăng trưởng đã kết thúc

Cả ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đều giảm trong 3,4 tuần qua. Mức độ biến động là triệu chứng của thị trường trong quá trình chuyển đổi. 9 trong số 11 phiên qua vừa qua đã chứng kiến ​​S&P 500 tăng hoặc giảm từ 1% trở lên. Từ đầu năm đến nay, số ngày biến động mạnh như vậy đã tăng gấp đôi so với những gì chúng ta đã trải qua trong năm 2017, theo một bài viết của Chiến lược gia và Nhà kinh tế hàng đầu của Gluskin Sheff & Associates Inc., ông David Rosenberg trên trang Business Insider.

dau hieu nao cho thay thi truong con bo cua chung khoan my da ket thuc
Chiến lược gia và Nhà kinh tế hàng đầu của Gluskin Sheff & Associates Inc., ông David Rosenberg

Và thực tế là chỉ số Dow Jones đã tạo ra hai giai đoạn riêng trong cùng năm nay, ban đầu tăng 10% rồi lại giảm ở mức tương tự.

Nhà đầu tư đang trở nên quá phấn khích. Theo một cuộc điều tra Hiệp hội các nhà quản lý quỹ chủ động khảo sát về mức độ chịu rủi ro trung bình của các nhà quản lý danh mục đã giảm xuống 55,6 từ mức trung bình 71 quý đầu tiên.

Hành động hôm thứ Sáu vừa qua là một trường hợp. Nhà đầu tư bán ra với khối lượng giao dịch cao hơn và theo diễn biến của 3 phiên giao dịch trước đó thì lực mua đã yếu đi. Tất cả 11 ngành đóng cửa trong tuần trong chìm trong sắc đỏ. Bằng chứng là đang mùa kết quả kinh doanh song thị trường vẫn liên tục bán tháo. Đây không phải là đặc điểm của thị trường con bò.

Nhà đầu tư liên tục rút vốn, dòng tiền có dấu hiệu chảy vào quỹ trái phiếu

Trong tuần thứ ba liên tiếp, các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi các quỹ đầu tư chứng khoán của Mỹ với giá trị khoảng 10 tỷ USD vào tuần trước và 38 tỷ USD trong ba tuần đó. Các quỹ của châu Âu đang chứng kiến số phận tương tự khi bốn tuần ròng liên tiếp bị rút vốn, vào tuần trước giá trị vốn bị rút khoảng 2,4 tỷ USD.

Vậy tiền đi đâu? Các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi với 15 tuần mua ròng. Giá trị mua ròng là hơn 1 tỷ USD vào tuần trước và 43 tỷ USD trong quý I là rất lớn, hơn gấp đôi so với thông thường.

Đáng chú ý, thị trường mới nổi lại nhạy cảm với sự thay đổi thanh khoản toàn cầu, thị trường hàng hóa và căng thẳng thương mại gia tăng. Các nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy rằng thị trường cổ phiếu ở quốc gia mới nổi đã giảm 9% so với đỉnh điểm tháng 1 vừa qua. Và do đó, số tiền này cũng đang chảy vào các quỹ trái phiếu ngắn hạn, đã ghi nhận dòng tiền ròng đầu tiên vào tuần trước với 1,1 tỷ USD. Điều này là khôn ngoan và đồng thời trái ngược với tâm lý tự mãn đang hướng tới tài sản rủi ro.

Ảnh hưởng gián tiếp của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung làm giảm tăng trưởng toàn cầu

Trung Quốc đã giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu của mình qua thời gian nhưng vẫn còn xa lộ và một trường hợp xấu nhất là tốc độ tăng trưởng sẽ giảm 1% hoặc không thấp hơn 0,5%. Tổng thống Trump cũng sai lầm, không ai thắng cuộc trong một cuộc chiến thương mại, chỉ khác nhau mức độ thua cuộc như thế nào.

Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn trên cơ sở trực tiếp, nhưng hãy nhớ rằng những ảnh hưởng gián tiếp qua việc thắt chặt các điều kiện tài chính sẽ làm giảm sự tăng trưởng toàn cầu với các luồng thông tin phản hồi tiêu cực.

Kinh tế toàn cầu "hạ nhiệt" trước cả những căng thẳng thương mại

Chỉ số kinh tế khu vực Eurozone giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm và các chỉ số PMI gần đây ở đây và ở Trung Quốc đã bắt đầu thụt lùi.

Đức đã công bố một số con số kinh tế kém khả quan. Tổng số giờ làm việc tại Mỹ đã giảm từ mức gần 3%/năm trong quý IV/2017 xuống còn 2% trong quý I của năm nay. Khoảng 75% thu nhập sau thuế năm nay đã đi vào tiết kiệm, chứ không phải chi tiêu.

Các loại hàng hóa đang bắt đầu có xu hướng đảo chiều so với năm ngoái với việc đồng và than giảm 5% trong năm nay, quặng sắt và nhôm đang giảm gần 10%. Đây là dấu hiệu báo trước cho sự tăng trưởng toàn cầu chậm hơn trong thời điểm thị trường chứng khoán Mỹ bước vào năm 2018 với sự tăng trưởng đồng bộ hoá mạnh với nền kinh tế.

Nhiều rủi ro khác tiềm ẩn

Trong quan điểm của Chiến lược gia David Rosenberg, ông cũng nói thêm một thách thức bổ sung cho thị trường chứng khoán là chúng ta không còn thấy được việc giảm mạnh của lợi suất trái phiếu thúc đẩy tín hiệu mua cho thị trường cổ phiếu.

Hay các vẫn đề như tỷ lệ nợ công đã tăng lên mức không bền vững, tỷ lệ đòn bẩy ở các doanh nghiệp cũng tăng mạnh bên cạnh nền kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng chậm lại.

Các khoản vay dưới chuẩn để mua nhà với giá trị tổng cộng khoảng 300 triệu USD, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn trên các khoản vay này là 10%, mức cao nhất kể từ khi nền kinh tế Mỹ thoát khỏi suy thoái kinh tế năm 2010. Hai chủ nợ cho vay dưới chuẩn đã đóng cửa chỉ trong tháng vừa qua là Summit Financial Corp. thuộc Florida và Spring Tree Lending ở Atlanta.

Hoàng Kiều

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.