|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Quên chiến tranh thương mại đi, đây mới là rủi ro lớn nhất của thị trường

09:58 | 09/04/2018
Chia sẻ
Khi mà các nhà đầu tư bị cuốn theo cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Chủ tịch của ngân hàng lớn nhất Phố Wall vẫn rất cảnh giác với rủi ro lâu đời của thị trường.
quen chien tranh thuong mai di day moi la rui ro lon nhat cua thi truong Chủ tịch Fed Powell nhấn lại quan điểm tăng dần lãi suất
quen chien tranh thuong mai di day moi la rui ro lon nhat cua thi truong Tốc độ nâng lãi suất của Fed có thể gây bất ngờ cho thị trường

Trong bức thư dài 46 trang gửi các cổ đông của ngân hàng JP Morgan Chase năm nay, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Jamie Dimon phân tích chi tiết một yếu tố rủi ro quen thuộc nhưng đang bị nhiều nhà đầu tư lãng quên vì những ồn ào quanh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Nhân tố chính của rủi ro đó chính là lạm phát.

quen chien tranh thuong mai di day moi la rui ro lon nhat cua thi truong
Ông Jamie Dimon, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc JP Morgan Chase. Nguồn: JP Morgan Chase.

Theo ông Dimon, nếu nền kinh tế Mỹ tăng trưởng đủ nhanh sẽ kéo theo giá cả và tiền lương tăng theo, dẫn tới việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ Fed tăng lãi suất để chống lạm phát.

“Chúng ta phải chuẩn bị ứng phó với trường hợp Fed và các ngân hàng trung ương khác sẽ hành động mạnh tay hơn chúng ta hiện đang dự báo. Trước đây, lãi suất ở mức thấp hơn trong khoảng thời gian lâu hơn chúng ta tưởng, nhưng giờ đây lãi suất cũng có thể tăng nhanh hơn và cao hơn chúng ta tưởng.” Ông Dimon cảnh báo, sự tăng lãi suất này có thể khiến các nhà đầu tư bất ngờ và làm cho thị trường trở nên “biến động hơn.”

Ông cũng phân tích 7 nhân tố rủi ro quan trọng khác mà các nhà đầu tư cần lưu ý:

Dòng tiền vào các quỹ đầu tư thụ động tăng mạnh: Chưa bao giờ lại có nhiều tiền với 9 tỷ USD, chiếm 30% tổng tài sản dài hạn của các quỹ tương hỗ được quản lý thụ động bởi các quỹ chỉ số và ETF như hiện nay. Đáng lo ngại là các nhà đầu tư có thể dễ dàng thoái vốn khỏi các quỹ này. Nếu các quỹ này trải qua các đợt thanh lý tài sản lớn thì quả là điều rất đáng lo ngại.

Tính đồng chu kỳ (procyclicality) của hệ thống tài chính: Giá trị tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro sẽ tăng lên cùng với các yêu cầu tài sản thế chấp – đó là còn chưa kê tới tính đồng chu kỳ của các khoản dự phòng nợ xấu.”

Hoạt động tạo lập thị trường giảm sút. Trước đây số lượng các nhà tạo lập thị trường có thể là quá nhiều nhưng ngày nay, hầu như tất cả các nhà quản lý tài sản đều nói rằng việc mua bán tài sản, đặc biệt là các tài sản có thanh khoản kém, đang hết sức khó khăn.

Các yêu cầu về thanh khoản trở nên hết sức thiếu linh hoạt. Các ngân hàng sẽ không thể sử dụng thanh khoản này khi cần nhất, để cho vay hoặc tạo lập các thị trường trung gian.

Phụ thuộc quá nhiều vào các mô hình tài chính: Các mô hình tài chính đều phụ thuộc vào dữ liệu quá khứ và không thể tính đến các yếu tố như: sự trung thực của đối tác, sự thay đổi về công nghệ và luật pháp, các mối đối thủ cạnh tranh mới, ảnh hưởng chính trị…

Chính trị hóa các chính sách phức tạp. Không ai có thể tin rằng các chính trị gia nên đặt ra các chính sách về vốn và thanh khoản phức tạp trên phạm vi toàn cầu.

Không có ngân hàng nào tham gia giải cứu nữa. Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, những ngân hàng tích cực tham gia giải cứu cuối cùng lại bị trừng phạt.

Ngoài ra, ông Dimon cũng đề cập tới căng thẳng thương mại gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể ông tỏ thái độ ủng hộ các chính sách cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc.

Ông cho rằng các chính sách của Tổng thống là phù hợp và nhấn mạnh rằng Trung Quốc hiện nay đã là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới và có tới 1/5 số công ty trong danh sách Fortune 500 thế nhưng nước này “vẫn tự coi mình là một quốc gia "đang phát triển" và không cần tuân theo các quy định thương mại mà Mỹ và các nước "đã phát triển" khác phải tuân thủ”.

Kiên Dương

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).