Những con đường chung 'cảnh ngộ' 1 km phải ‘cõng’ chục tòa cao ốc tại thủ đô
Mới đây, thông tin đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân) sẽ không được mở rộng trong năm 2017 khiến dư luận xôn xao bởi trên hơn 1 km đường này có đến hơn chục dự án chung cư đã hoàn thiện, đang bàn giao nhà hoặc vẫn đang xây dựng. Đường Nguyễn Tuân dài hơn 1 km, mới chỉ mở rộng một đoạn dài hơn 100m từ nút giao đường Lê Văn Lương đến nút giao đường Ngụy Như Kon Tum, đoạn còn lại vẫn chưa được thi công mở đường.
Đường vẫn chưa được mở rộng vậy mà dọc tuyến lại có hơn chục dự án chung cư đua nhau mọc lên. Hiện tại, trên tuyến đường này có dự án Imperia Garden (gồm 4 tòa tháp cao từ 27 – 35 tầng) đã hoàn thiện và đang trong thời gian bàn giao nhà. Còn các dự án chung cư khác như Goldseason (cũng gồm 4 tòa cao tầng), Thống Nhất Complex (cao 25 tầng), The Legend (cao 30 tầng), HUD Tower (gồm khối nhà cao 27 tầng và 32 tầng)...
Ngoài ra, khu vực gần đường Nguyễn Tuân còn phân bố rải rác rất nhiều dự án chung cư, văn phòng khác như chung cư 63 Nguyễn Huy Tưởng, dự án Golden Land, Việt Đức Tower hay Comatec Tower...
Hầu hết các dự án trên đường Nguyễn Tuân vẫn trong tình trạng đang xây dựng. (Ảnh: Linh Lê) |
Nhiều dự án chung cư bị ‘hớ’ khi đường Nguyễn Tuân không mở rộng |
Cận cảnh chung cư 'chen nhau mọc' trên tuyến đường vừa bị bác kế hoạch mở rộng |
Không quá chật hẹp như đường Nguyễn Tuân nhưng đường Lê Văn Lương lại sớm nổi tiếng với danh xưng: con đường có 1 km “cõng” gần 40 tòa chung cư cao tầng. Đây có lẽ là con đường có mật độ nhà cao tầng dày đặc nhất tại thủ đô tính đến thời điểm hiện tại.
Có thể kể đến các dự án như chung cư Tập đoàn Đại Dương (21 tầng), trụ sở văn phòng HUD (32 tầng), dự án nhà ở Tổng công ty Coma (25 tầng), tòa nhà trung tâm thương mại Hadinco (32 tầng), tòa chung cư của Công ty CP đầu tư và thương mại Vneco Hà Nội (35 tầng), tổ hợp tòa nhà cao tầng Sunrise cao 25 tầng... Trong số này có khoảng chục dự án còn chưa được triển khai (trong đó có 4 tòa nhà tái định cư), nếu hoàn thiện nốt các dự án này thì sẽ có thêm khoảng 40.000 dân chuyển về sinh sống tại đây.
Lê Văn Lương hiện là một trong những tuyến đường có mật độ dự án chung cư cao tầng lớn nhất tại Hà Nội. (Ảnh: Zing) |
Đường Lê Văn Lương là tuyến đường dẫn từ nội thành (khu đường Láng) ra đường vành đai 3 nên thường xuyên có mật độ tham gia giao thông lớn. Lòng đường tuy rộng rãi nhưng vẫn thường xuyên bị tắc cứng hàng km trong giờ cao điểm, đặc biệt là vào thời điểm tan tầm buổi chiều. Tuyến đường liền với trục Lê Văn Lương là đường Tố Hữu cũng đang lần lượt mọc lên các tòa cao ốc, chung cư, việc xây dựng vì thế lại tiếp nối ra phía ngoại thành...
Đường Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài): 2,7 km 'nhồi' 40 cao ốc! |
Gần đó, tuyến đường Hoàng Đạo Thúy (Trung Hòa, Cầu Giấy) cũng trong hoàn cảnh tương tự, chỉ 1 km đường mà đã có đến khoảng 20 tòa cao ốc hoàn thiện. Nếu như hầu hết dự án trên đường Nguyễn Tuân còn đang xây dở thì phần lớn dự án trên đường Hoàng Đạo Thúy đều đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Riêng Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính đã khiến lượng dân số sinh sống tại đây tăng lên gấp nhiều lần.
Cụ thể, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính có các tòa 17T1, 17T2... 17T9, 24T1, 24T2... nằm rải rác dọc đường. Ngoài ra, tuyến đường còn có những dự án nổi bật khác như chung cư Udic Complex (gồm 3 tòa tháp cao 29 tầng), tòa nhà Hacinco Complex (33 tầng), Chung cư Diamond Flower (36 tầng)...
Không có số lượng cao ốc nhiều bằng các tuyến đường kể trên nhưng đường Nguyễn Duy Trinh (Hoàng Liệt, Hoàng Mai) lại chịu áp lực rất lớn từ mật độ dân cư khu vực xung quanh cũng như từ các tòa nhà nằm trên đường này, đặc biệt là từ khối nhà cao tầng HH (4 khối, mỗi khối 4 tòa nhà) và các tòa chung cư VP3, VP5, VP6 đều của đại gia Lê Thanh Thản...
Đường Nguyễn Duy Trinh phải chịu tác động của mật độ dân số quá lớn từ các dự án lân cận, đặc biệt là từ khối nhà HH của Khu đô thị Linh Đàm. (Ảnh: Google map) |
Trước đó, phát biểu tại phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TS. Phạm Sỹ Liên, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam thẳng thắn nhận xét: Quy hoạch đô thị Việt Nam xa rời thực tiễn xã hội, xa rời nhu cầu của người dân và thị trường. Người làm quy hoạch cứ muốn phát triển đô thị theo ý tưởng, theo các vấn đề kỹ thuật của mình, đây là nhược điểm lớn nhất hiện nay.
Ngoài ra, ông Liêm cũng cho rằng, năng lực tổ chức thực hiện quy hoạch còn yếu kém, cộng thêm vấn đề lợi ích nhóm nên quy hoạch hiện nay cứ “chạy” theo dự án chứ không phải quy hoạch chỉ đạo các dự án. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng là cần nhận rõ nhược điểm cơ bản của của mình mà thay đổi từ gốc đến ngọn, cần thay đổi cách làm việc theo “tư duy cũ” từ thời bao cấp, không phù hợp với kinh tế thị trường, không chuyển đổi được kịp.
Khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm bị băm nát như thế nào? Khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) bị phá vỡ không chỉ bởi 12 tòa cao tầng chen chúc ở 3ha mà ... |
12ha ở Linh Đàm xây 4 khối cao ốc: Phải xem duyệt thế nào? Nêu ý kiến về dự thảo Luật Quy hoạch, theo ông Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/