|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Những chiều lợi ích trong vụ án OceanBank: Chi lãi ngoài

10:05 | 20/09/2017
Chia sẻ
Trong quá trình xét xử vụ án OceanBank, nhiều mối quan hệ lợi ích dần lộ ra sau bức rèm kéo, những mối quan hệ không tự dưng mà được hình thành từ những vi phạm tiêu biểu là việc chi lãi ngoài vượt trần trái quy định Thông tư 02.
nhung chieu loi ich trong vu an oceanbank chi lai ngoai
Những quy luật lợi ích trong vụ án OceanBank (Kỳ 1): Chi lãi ngoài

Khách hàng - ngân hàng và chi lãi ngoài

Mối quan hệ lợi ích giữa người gửi tiền và ngân hàng là vấn đề đầu tiên và được nhắc đến nhiều nhất trong quá trình điều tra, xét xử vụ án Hà Văn Thắm. Đây là một trong hai mối quan hệ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu hoạt động ngân hàng được hiểu đơn thuần như việc mua và bán vốn, từ đó hưởng chênh lệch thì khách hàng gửi tiền chính là người tạo đầu vào cho nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng.

Mối quan hệ này được hình thành trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Ngân hàng giữ tiền và có nguồn vốn để kinh doanh, đổi lại người gửi tiền sẽ nhận lãi. Trong bất cứ trường hợp nào thì việc chi trả lãi cho khách hàng là điều kiện cần để mối quan hệ này có thể hình thành.

Trong vụ án OceanBank, việc chi lãi ngoài được các cựu lãnh đạo Ngân hàng nhắc đến như một điều kiện để ngân hàng có thể duy trì số tiền gửi, bởi có chi lãi ngoài thì mới có người gửi tiền, đặc biệt trong tình trạng thiếu thanh khoản và cạnh tranh gay gắt.

Ngược lại, khách hàng vay vốn chính là đầu ra của nguồn vốn, và có thể xem như hoạt động tạo thu nhập chính cho ngân hàng. Việc tìm kiếm khách hàng sẽ giúp mở rộng doanh thu. Những khách hàng tốt đương nhiên không phải chịu phí hoặc qua trung gian mà ngân hàng còn phải chủ động tìm đến họ. Nhưng với những khách hàng "dưới chuẩn" khi không vay được vốn họ tìm nguồn ở đâu?

Việc khó tiếp cận vốn ngân hàng của nhóm khách hàng này khiến nhiều dịch vụ tài chính bổ trợ ra đời. Trên thực tế, có nhiều công ty cung cấp dịch vụ trung gian này, như tiệm cầm đồ được ngân hàng cấp vốn và cung cấp khoản vay dưới dạng cầm cố cho các khách hàng. Đương nhiên khi đó, khách hàng phải chịu khoản chi phí cao hơn so với mức lãi ngân hàng thông thường, đó chính là cơ sở tạo doanh thu cho các đối tượng trung gian.

Công ty BSC - "sân sau" của Hà Văn Thắm được thành lập và cũng được sử dụng như một cầu nối trung gian giữa ngân hàng và những khách hàng "dưới chuẩn". Trong lần truy tố này, việc thu phí của BSC được đánh giá là gây thiệt hại cho OceanBank do chiếm dụng mất một phần lãi thu được từ khách hàng, lý lẽ này liệu có hợp lý?

Thiết nghĩ vấn đề quan trọng là trên thực tế, BSC và OceanBank có cùng chủ sở hữu là Hà Văn Thắm (mặc dù trên giấy tờ pháp lý không thể hiện). Theo luận điểm của các Luật sư và Hà Văn Thắm đưa ra trong phiên toà, BSC không nằm trong đối tượng không được cấp tín dụng, nếu được hiểu là tổ chức có liên quan thì luật không hề cấm mà chỉ quy định về mức cho vay. Ông Thắm cho biết, tổng dư nợ của BSC không vượt quá 200 tỷ đồng nên không hề vượt mức 5% theo quy định của NHNN.

Theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

Điều 20. Hạn chế cho vay Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây:

1. Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay;

2. Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;

3. Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điểu 77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

Khoản 3, Điều 12 về mức cho vay: Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại Điều 20 Quy chế này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Mối quan hệ hai chiều lợi ích giữa PVN và OceanBank

nhung chieu loi ich trong vu an oceanbank chi lai ngoai

Đối với OceanBank, PVN có hai vai trò, một là người góp vốn hay chủ sở hữu, hai là người gửi tiền với vai trò là khách hàng. Trong phiên toà, đại diện PVN khẳng định Tập đoàn PVN đã nhận được đầy đủ quyền lợi của một người chủ sở hữu của ngân hàng gồm quyền được tham gia HĐQT để điều hành giám sát hoạt động ngân hàng, quyền lợi được hưởng cổ tức hàng năm.

Với tỷ lệ vốn góp vào OceanBank là 20%, PVN là đối tác chiến lược lớn của OceanBank. Và với vai trò này, việc PVN hỗ trợ hoạt động của ngân hàng là điều dễ hiểu. Do đó, PVN đã thực hiện ký thoả thuận với OceanBank trong việc hỗ trợ ngân hàng về vốn và các hoạt động kinh doanh. Cụ thể, PVN ra chỉ thị đối với các đơn vị thành viên yêu cầu mở tài khoản tại OceanBank, đồng thời tất cả các hoạt động vốn liên quan đến Tập đoàn đều phải thực hiện qua tài khoản này.

Như vậy có thể hình dung mối quan hệ sở hữu đang tạo động cơ cho việc gửi tiền từ PVN vào OceanBank. Đứng trên vị thế tổ chức là Tập đoàn, việc gửi tiền tại OceanBank là hoàn toàn mang lại lợi ích cho chính PVN, khi đó là điều kiện đảm bảo hoạt động và mang lại lợi nhuận cho OceanBank.

Nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu có phải cứ chi lãi ngoài thì PVN mới gửi tiền tại OceanBank?

Nếu chỉ xét riêng quyền lợi của PVN thì câu trả lời đã quá rõ ràng. Nếu cùng được hưởng một mức lãi suất, không có lý nào PVN sẽ chọn gửi tại một ngân hàng khác thay vì nơi mình có phần sở hữu.

Tuy nhiên, qua các lời khai của nhiều bị cáo phía OceanBank trong quá trình xét xử vụ án cho biết "nếu không chi sẽ khó giữ được nguồn tiền này". Theo lý lẽ thường tình, nếu thực sự không phải chi lãi ngoài mà vẫn giữ được tiền thì bất cứ tổ chức hay đơn vị kinh doanh nào không riêng gì ngân hàng mong muốn. Vậy câu hỏi đặt ra là có một mối liên hệ lợi ích nào khác đã tạo ra "áp lực chi lãi ngoài" mà không phải từ chính lợi ích của tổ chức?

Viện Kiểm sát trong phiên toà cũng nhắc đến, việc chi lãi ngoài của OceanBank đã tạo điều kiện cho một số cá nhân là cán bộ nhà nước tha hoá biến chất, tham nhũng. Đây cũng là nguyên do mà 3 vụ án hình sự khác được khởi tố trong quá trình xét xử vụ OceanBank. Nhưng mối quan hệ nhân - quả có thực sự được hiểu đúng chiều, có khi nào do chính sự tha hoá biến chất của các cán bộ này mới dẫn đến việc Hà Văn Thắm phải chi lãi ngoài.

Lúc này, việc chi lãi ngoài dường như không còn được giữ đúng với "nhiệm vụ" và mục đích ban đầu của nó mà đã bị biến tướng đi thành một hành vi xấu. Tiền chi ra không chảy vào túi đối tượng gửi tiền (PVN) mà lại bị thất thoát vào túi nhiều cá nhân khác một cách không minh bạch. Do đó, chính mối quan hệ giữa PVN và OceanBank đã tạo ra một mối quan hệ lợi ích khác.

nhung chieu loi ich trong vu an oceanbank chi lai ngoai Thiên vị trong cách xác định thiệt hại 1.576 tỷ đồng và OceanBank bị mua lại 0 đồng?

Liên quan đến phần bào chữa trong phiên tòa chiều 19/9, nguyên Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm cho rằng mình cũng là cổ đông của ...

nhung chieu loi ich trong vu an oceanbank chi lai ngoai Đột ngột xoay chiều chính sách và hệ lụy pháp lý

Đại án ngân hàng - cần nhìn từ góc độ cung cách điều hành chính sách kinh tế còn lúng túng, “giật cục”, áp đặt ...

nhung chieu loi ich trong vu an oceanbank chi lai ngoai Những dấu hỏi xoay quanh việc OceanBank bị mua lại 0 đồng

Nhiều sai phạm trong quá trình cho vay dẫn đến khối nợ xấu khổng lồ, âm vốn chủ sở hữu đến 2,5 lần là những ...

Diệp Bình