|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán đỏ lửa, gần 33.000 tỷ đồng đổ vào bắt đáy

15:00 | 17/07/2024
Chia sẻ
Áp lực chốt lời đột ngột tăng mạnh về cuối phiên, đặc biệt ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ kéo VN-Index đảo chiều giảm điểm. Trong khi đó, nhóm vốn hóa lớn vẫn trụ vững trên ngưỡng tham chiếu, chủ yếu nhờ lực đỡ từ dòng ngân hàng.

Đóng cửa, VN-Index giảm 12,52 điểm (0,98%) xuống 1.268,66 điểm, HNX-Index giảm 4,01 điểm (1,64%) về 240,9 điểm, UPCoM-Index giảm 0,98 điểm (1%) về 97,27 điểm.

Áp lực chốt lời đột ngột tăng mạnh về cuối phiên, đặc biệt ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ kéo VN-Index đảo chiều giảm điểm. Trong khi đó, nhóm vốn hóa lớn vẫn trụ vững trên ngưỡng tham chiếu, chủ yếu nhờ lực đỡ từ dòng ngân hàng. Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, rổ VN30 có 17 mã giảm giá, áp đảo so với 9 mã tăng giá và 4 mã đứng giá tham chiếu.

Do ảnh hưởng của vốn hóa VN30-Index vẫn xanh hơn 2 điểm, kết phiên tại mốc 1.305,37 điểm. Những bluechip ngược dòng tăng phiên hôm nay có TCB (+4,4%), MBB hạ độ cao xanh 4%, dù có thời điểm tăng hết biên độ, cùng với BID, HDB, ACB, STB, CTG, VIB tăng 1,4 – 1,8%, ông lớn VCB xanh nhẹ 0,1%.

Chiều ngược lại, GVR và POW giảm sàn, cùng với các cổ phiếu mất giá trên 2% có PLX, SAB, MSN, VRE. Theo quan sát, giao dịch kém sắc của GVR, HVN, MSN, FPT, … tác động tiêu cực nhất đến chuyển động của VN-Index trong phiên giao dịch hôm nay.

Diễn biến theo nhóm ngành, cổ phiếu hóa chất là nhóm có ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số, với mức đóng góp giảm hơn 3,4 điểm. Dòng bất động sản cũng đồng loạt điều chỉnh với GVR, TCH, AGG, QCG, DIG giảm sàn. Kế đến là áp lực chốt lời tại nhóm chứng khoán - vốn là nhóm ngành nhạy với thị trường, theo sau là cổ phiếu các ngành thực phẩm, xây dựng, dầu khí, điện, …

Trong khi đó, nhóm ngân hàng trở thành trụ đỡ lớn nhất thị trường với nhiều mã tăng trên 2% như BVB, NAB, TCB, MBB, VAB, ABB. Sàn HOSE hôm nay có 369 mã giảm giá (trong đó có 28 mã giảm sàn) áp đảo hoàn toàn so với 109 mã tăng giá và 33 mã đứng giá tham chiếu. Tính trên toàn thị trường, độ rộng nghiêng hoàn toàn về bên bán với số mã giảm gấp 3 lần số mã tăng.

Thanh khoản thị trường được đẩy lên cao khi tổng khối lượng giao dịch đạt gần 1,4 tỷ đơn vị, tương ứng giá trị 32.800 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên sàn HOSE hôm nay đạt hơn 29.300 tỷ đồng, tăng gần 80% so với phiên trước và cao hơn 34% so với giá trị trung bình một tuần gần đây.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 1,41 điểm (0,11%) xuống 1.279,77 điểm, HNX-Index giảm 0,68 điểm (0,28%) về 244,23 điểm, UPCoM-Index tăng 0,04 điểm (0,04%) lên 98,3 điểm.

VN-Index mở cửa phiên sáng nay tăng hơn 5 điểm, tuy nhiên lực cầu suy yếu về cuối phiên khiến chỉ số đảo chiều đỏ nhẹ, dừng phiên sáng dưới ngưỡng tham chiếu. Khu vực 1.280 điểm vẫn là ngưỡng cản gây áp lực cho VN-Index. Chỉ số được nâng đỡ bởi nhóm ngân hàng nhưng phần còn lại của thị trường suy yếu với số mã đỏ áp đảo.

Toàn thị trường ghi nhận 527 mã giảm, 279 mã tăng và 171 mã đứng giá tham chiếu. Tính riêng trên HOSE, số mã giảm cũng áp đảo với 287 cổ phiếu, trong khi chỉ có 141 mã tăng và 49 mã giữ giá không đổi.

Rổ VN30 giao dịch phân hóa với 15 mã giảm/14 mã tăng và duy nhất SHB dừng phiên sáng đứng giá tham chiếu. BID tăng mạnh nhất rổ VN30 với tỷ lệ 2,7% lên 48.400 đồng/cp, cùng với TCB, MBB, STB, HDB, VIB, CTG tăng hơn 1%.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Theo quan sát, hầu hết cổ phiếu ngân hàng giao dịch khởi sắc trong phiên sáng nay, Top10 mã ảnh hưởng tích cực nhất lên VN-Index phiên sáng nay có tới 9 đại diện thuộc nhóm bank, trong đó BID là công thần lớn nhất với mức đóng góp gần 1,8 điểm. Trong khi đó, GVR, VIC, VHM là những lực cản chính của thị trường chung.

Bên chiều tăng điểm, BVB xanh 8,5% lên 14.000 đồng/cp, theo sau là VAB (+3%), BID (+2,7%), ABB (+2,5%), TCB (+2,4%), cùng với loạt mã tăng từ 1% trở lên như MBB (+1,7%), STB (+1,7%), HDB (+1,6%), VIB (+1,4%), CTG (+1,2%), ACB (+1%), NAB (+1%), NVB (+1%), … Ở phía đối diện, chỉ có VPB và LPB giảm lần lượt 0,3% và 0,8%.

Nhóm bất động sản đồng loạt điều chỉnh với QCG mất 5% thị giá, DIG giảm 4,4% xuống 25.150 đồng/cp, DXS (-3,8%), TCH (-3,2%), GVR (-3,1%), PDR (-3,1%), NLG (-2,5%), NVL (-2,4%), AGG (-2%), HDC (-2%), … Sắc xanh le lói ở CEO và VGC với tỷ lệ tăng lần lượt là 1,2% và 1%.

Áp lực bán cũng khiến nhóm phân bón, hóa chất chuyển đỏ với SFG, LIX, BFC, DDV, DCM, DGC, DPM, LAS giảm 1,1 – 5,8%.

Thanh khoản thị trường ghi nhận cải thiện với tổng khối lượng giao dịch ghi nhận gần hơn 493 triệu đơn vị, tương đương gần 11.700 tỷ đồng. Tính riêng trên HOSE, thanh khoản tăng gần 45% so với phiên trước lên 10.332 tỷ đồng.

Tại thị trường quốc tế, trong phiên giao dịch ngày 16/7, chỉ số Dow Jones tăng 743 điểm, tương đương 1,85% và đóng cửa ở mức 40.954 điểm. Chỉ số blue-chip này tiếp tục đạt được kỷ lục mới cũng như ghi nhận phiên giao dịch tốt nhất kể từ tháng 6/2023.

Tương tự, chỉ số Russell 2000 tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng tăng hơn 3%, ghi nhận phiên tích cực thứ 5 liên tiếp. S&P 500 tăng 0,64%, chốt phiên với 5.667 điểm, cũng là một kỷ lục mới. Chỉ số Nasdaq Composite chỉ nhích thêm 0,2% lên 18.509 điểm, khi đa phần các tên tuổi công nghệ lớn không tham gia vào đợt tăng giá. 

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.