|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nhiều 'nút thắt' của doanh nghiệp công nghệ biến mất từ ngày 20/3

19:38 | 21/03/2019
Chia sẻ
Nghị định 13/2019/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực từ ngày 20/3. Doanh nghiệp ngành khoa học công nghệ kỳ vọng những chính sách ưu đãi tín dụng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

"Nghị định 13 là cơ hội cho doanh nghiệp khoa học công nghệ dựa trên những khuyến khích của Chính phủ về thuế, nguồn vốn, tài nguyên khác và cả thị trường để phát triển thực sự và tạo ra những sản phẩm có tính mới, sáng tạo, đột phá để phát triển kinh tế đất nước". Đây là nhận định của ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội tin học TP HCM và cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu- một trong những doanh nghiệp khoa học công nghệ hàng đầu tại Việt Nam.

Đơn giản hóa điều kiện chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ

Theo các doanh nghiệp khoa học công nghệ (KH&CN), trước đây, muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp phải thuộc một trong 7 lĩnh vực được quy định, phải có các kết quả KH&CN thường hình thành từ các nhiệm vụ KH&CN, nhận chuyển giao hoặc nhập khẩu công nghệ và đồng thời phải giải trình quá trình làm chủ kết quả KH&CN.

Cụ thể, để chứng minh kết quả KH&CN, bên cạnh những sản phẩm KH&CN đã được cấp giấy tờ chứng minh rõ ràng như các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng vật nuôi, chứng nhận chuyển giao hoặc nhập khẩu công nghệ...thì các doanh nghiệp tự đầu tư và phát triển công nghệ của mình có thể thực hiện theo Thông tư 02/2015 để đề nghị các Sở KH&CN tổ chức hội đồng đánh giá các kết quả KN&CN không sử dụng ngân sách nhà nước làm bằng chứng hồ sơ.

Nhiều nút thắt của doanh nghiệp công nghệ biến mất từ ngày 20/3 - Ảnh 1.

Nghị định 13 cho phép doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực đều có thể đăng kí thành lập doanh nghiệp KH&CN và hưởng ưu đãi. Ảnh: Như Huỳnh

Không chỉ vậy, sau khi chứng nhận được hưởng các ưu đãi thuế, doanh nghiệp cần có tỷ lệ doanh thu sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả KHCN trong năm thứ nhất đạt tối thiểu 30% tổng doanh thu, năm thứ hai tối thiểu 50% và từ năm thứ ba trở đi đạt 70% trở lên. Điều này rất khó thực hiện bởi phần lớn các doanh nghiệp KHCN đều nhỏ lẻ, tiềm lực chưa cao hoặc kinh doanh đa ngành nghề mà sản phẩm KH&CN không mang lại doanh thu chủ lực.

Tuy nhiên, "Nghị định 13 khi được thực thi sẽ đơn giản hóa các điều kiện chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, cho phép doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực đều có thể đăng ký và hưởng ưu đãi", Phó chủ tịch Hội Tin học TP HCM, nhận xét.

Ngoài ra, Nghị định 13 còn tạo thuận lợi hơn bằng việc chỉ cần tối thiểu 30% doanh thu hằng năm từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN. So với điều kiện 70% doanh thu trước đây thì con số mới này được coi là "khả thi" và phù hợp hơn rất nhiều, ông Tuấn đánh giá.

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% trong 9 năm

Giới phân tích nhận định đây là một trong những điểm "đáng mong đợi" của doanh nghiệp khoa học công nghệ khi Nghị định 13/2019/NĐ-CP chính thức đi vào thực tế. 

Cụ thể, Nghị định 13 quy định rõ, doanh nghiệp công nghệ sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ kết quả khoa học và công nghệ trong 4 năm, đồng thời giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng về các chi phí phát triển sản phẩm. 

Nhiều nút thắt của doanh nghiệp công nghệ biến mất từ ngày 20/3 - Ảnh 2.

Nhiều gánh nặng chi phí của doanh nghiệp như thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế xuất nhập khẩu...được Nghị định 13 cắt giảm. Ảnh: Như Huỳnh

"Với Nghị định 13 chúng tôi dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, ưu đãi lãi suất, ưu đãi nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao, ưu đãi sử dụng tài nguyên của quốc gia để phục vụ phát triển khoa học công nghệ", ông Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Sao Bắc Đẩu, nói.

Đặc biệt, thời hạn hưởng ưu đãi của các doanh nghiệp cũng được tính theo cách tính mới. Thay vì tính theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp, thời hạn hưởng ưu đãi sẽ tính theo thời gian bắt đầu triển khai của từng dự án, hoạt động khoa học công nghệ cụ thể. Điều này giúp doanh nghiệp có thể kéo dài hơn thời gian hưởng ưu đãi và giúp các doanh nghiệp sẵn sàng hơn với việc xây dựng, triển khai các hoạt động công nghệ mới.

"Chúng tôi ý thức việc tận dụng ưu đãi để mình có động lực phát triển lớn hơn. Tôi cho rằng, doanh nghiệp khoa học công nghệ cần sử dụng ưu đãi này của Nhà nước để đưa nó vào việc phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực khoa học công nghệ", ông Tuấn cho biết thêm.

Hỗ trợ 50% lãi suất vay vốn

Nội dung của Nghị định 13 bao gồm những ưu đãi cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh được vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định.

Nhiều nút thắt của doanh nghiệp công nghệ biến mất từ ngày 20/3 - Ảnh 3.

Nghị định 13 sẽ giúp doanh nghiệp KH&CN có điều kiện phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường. Ảnh: Như Huỳnh

Các doanh nghiệp khoa học và công nghệ có tài sản dùng để thế chấp theo quy định của pháp luật hay doanh nghiệp có dự án khoa học và công nghệ khả thi được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho vay với lãi suất ưu đãi, bảo lãnh vay vốn tại các ngân hàng thương mại hoặc hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thương mại thực hiện cho vay.

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ còn được sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác để thương mại hóa và ưu tiên tham gia các dự án hỗ trợ thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ, tài sản trí tuệ của Nhà nước. "Nếu sản phẩm có tính ứng dụng cao, Nhà nước sẵn sàng ưu tiên sử dụng nó và điều này sẽ tạo thêm thị trường phát triển cho sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp ngành khoa học công nghệ nói chung", ông Tuấn phân tích.

Nhiều nút thắt của doanh nghiệp công nghệ biến mất từ ngày 20/3 - Ảnh 4.

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ còn được sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác để thương mại hóa và ưu tiên tham gia các dự án hỗ trợ thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ, tài sản trí tuệ của Nhà nước. Ảnh: Như Huỳnh

Bên cạnh đó, doanh nghiệp khoa học và công nghệ được ưu tiên, không thu phí dịch vụ khi sử dụng máy móc, trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

"Theo quan điểm của tôi, các ưu đãi của Nghị định này thật sự tốt đối với doanh nghiệp KH&CN nhưng quan trọng là doanh nghiệp phải làm việc một cách "thực sự", nghiêm túc và sử dụng ưu đãi cho mục đích phát triển sản phẩm khoa học công nghệ, sản phẩm có tính thời đại, phục vụ nền công nghiệp 4.0", Phó Chủ tịch Hội tin học TP HCM khẳng định.

Tookitak - Startup công nghệ Singapore gọi vốn 7,5 triệu USDTookitak - Startup công nghệ Singapore gọi vốn 7,5 triệu USD Cơ hội vàng cho ngành đóng gói bao bì và nhãn mác ở Việt NamCơ hội vàng cho ngành đóng gói bao bì và nhãn mác ở Việt Nam Nâng suất lao động thấp hơn nhiều nhưng ngành da giày Việt Nam vẫn cạnh tranh tốt với Trung QuốcNâng suất lao động thấp hơn nhiều nhưng ngành da giày Việt Nam vẫn cạnh tranh tốt với Trung Quốc





Như Huỳnh

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.