|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nhiều lần đi trước Apple, Samsung nhưng LG vẫn 'lận đận'

20:08 | 28/10/2019
Chia sẻ
LG đang có những năm khó khăn. Dù là một trong các nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới, thị phần công ty tiếp tục sụt giảm, bất chấp không ít lần đi trước đối thủ.

LG là một trong những công ty liên tục thử nghiệm tính năng mới, nhiều lần đi trước đối thủ. Dù vậy, cố gắng của hãng điện tử Hàn Quốc không mang lại kết quả tương xứng.

Camera góc rộng

Nhiều lần đi trước Apple, Samsung nhưng LG vẫn 'lận đận' - Ảnh 1.

Điện thoại LG sở hữu camera góc rộng từ vài năm nay. Năm 2015, LG V10 giới thiệu cụm camera kép phía trước, bao gồm một camera thường và một camera góc siêu rộng để chụp ảnh selfie nhóm. 

Năm tiếp theo, LG G5 đưa ống kính góc siêu rộng ra phía sau, mang đến trải nghiệm chưa từng có trên smartphone.

Tuy nhiên, tính năng lại không gây được sự chú ý cần thiết. Năm 2019, người ta lại đổ xô mua điện thoại có camera góc rộng. Google còn bị chỉ trích vì Pixel 4 mới nhất không dùng camera góc rộng mà lại dùng ống kính tele.

Độ phân giải QHD

Nhiều lần đi trước Apple, Samsung nhưng LG vẫn 'lận đận' - Ảnh 2.

LG G3 là smartphone sản xuất đại trà đầu tiên trên thế giới dùng màn hình QHD 1440 x 2560 pixel. Nó ra đời năm 2014 khi tất cả các hãng, trừ Sony và Apple, đều đẩy điểm ảnh màn hình lên mức cao nhất.

Dù vậy, nói một cách công bằng, dường như LG đã khá vội vàng khi ra G3, kết quả là màn hình QHD khiến pin hao nhanh. Hãng còn sử dụng phần mềm làm sắc nét hình ảnh, khiến màn hình G3 dù có độ phân giải QHD nhưng khá thất vọng.

Khung thép không gỉ

Nhiều lần đi trước Apple, Samsung nhưng LG vẫn 'lận đận' - Ảnh 3.

Apple khiến mọi người phấn khích vì trang bị khung thép không gỉ cho iPhone X, XS và 11 Pro. Chúng mang lại cảm giác vững chắc, vừa vặn trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, LG V10 đã có tính năng này từ năm 2015.

Điểm không ổn ở V10 là nó lại kết hợp với vỏ nhựa thay vì kim loại. Thời điểm đó, smartphone có thể thay pin vẫn đang thống trị nên vỏ nhựa được ưa chuộng hơn vỏ kim loại.

Màn hình cong

Nhiều lần đi trước Apple, Samsung nhưng LG vẫn 'lận đận' - Ảnh 4.

Trước khi Galaxy Fold và Huawei Mate X thử nghiệm màn hình OLED cong, LG đã có LG Flex và Flex 2. Chúng có thiết kế cong và có thể bẻ thẳng lại mà không làm hỏng máy. Sau khi hết áp lực, nó lại trở về dạng cong. G4 là phiên bản cuối cùng của LG sở hữu màn hình cong.

Điều khiển không chạm

Nhiều lần đi trước Apple, Samsung nhưng LG vẫn 'lận đận' - Ảnh 5.

Google Pixel 4 vừa ra mắt sử dụng chip radar tích hợp để người dùng có thể điều khiển điện thoại mà không cần chạm tay vào. Bạn chỉ cần vẫy tay trước màn hình để thực hiện tác vụ. Tính năng viễn tưởng này có mặt lần đầu trên LG G8. Z 

Camera trên G8 giúp bạn điều chỉnh âm lượng, thay đổi bài hát, mở ứng dụng ưa thích bằng cách vẫy tay.

Tuy nhiên, phải thừa nhận tính năng này trên cả LG G8 và Pixel 4 đều chưa hoàn thiện và cần có thời gian để tinh chỉnh.

“Đổi mới” là từ thường được các nhà sản xuất sử dụng mỗi khi ra mắt sản phẩm mới. Song, đưa công nghệ mới vào sản phẩm không phải đơn giản. LG sở hữu năng lực kỹ thuật xuất sắc, thể hiện qua chiếc Flex, nhưng dường như thiếu sự bền bỉ, quảng bá và một chút may mắn. 

Rõ ràng, LG là hãng mở đầu xu hướng camera góc rộng nhưng tại sao đối thủ của họ mới là người chiếm ánh hào quang?

Du Lam