|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nhật Bản sắp hạn chế stablecoin để phát triển đồng yen kỹ thuật số

08:01 | 08/12/2021
Chia sẻ
Theo các nguồn tin đáng tin cậy, các nhà quản lý tài chính của Nhật Bản có thể đề xuất luật mới vào năm 2022 hạn chế việc phát hành stablecoin để tung ra đồng yên kỹ thuật số. Điều này có thể hạn chế giao dịch của các khách hàng Nhật Bản.

Theo The Nihon Keizai Shimbun (Nikkei), một trong những tờ báo tài chính lớn nhất thế giới và đơn vị đứng sau chỉ số chứng khoán Nikkei 225, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) sẽ sớm đề xuất luật vào năm tới, hạn chế phát hành stablecoin và chỉ cho các công ty chuyển khoản ngân hàng. 

Về mặt lý thuyết, điều này sẽ ngăn các thực thể như đồng Tether (USDT) - chỉ được quản lý ở Quần đảo Virgin thuộc Anh, tiến hành kinh doanh với khách hàng Nhật Bản.

Nhật Bản muốn phát hành đồng yen kỹ thuật số của ngân hàng trung ương

Sau khi Trung Quốc triển khai thử nghiệm đồng nhân dân tệ (NDT) kỹ thuật số trên diện rộng và có những động thái cấm khai thác, giao dịch bitcoin cũng như tiền ảo, Mỹ và Nhật Bản cũng đang trong nỗ lực phát triển đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình. 

Phía Bộ Tài chính Mỹ mới đây cho biết họ chưa chắc chắn về thời điểm phát hành đồng USD kỹ thuật số, trong khi nhiều nguồn tin cho biết Nhật Bản đang có kế hoạch tung ra đồng yen kỹ thuật số vào cuối năm 2022.

Nhật Bản sắp hạn chế stablecoin để phát triển đồng yên kỹ thuật số - Ảnh 1.

Nhật Bản muốn tăng cường kiểm soát stablecoin và chuẩn bị cho ra mắt đồng yen kỹ thuật số. (Nguồn: Coinlive).

Để "dọn đường" cho đồng yen kỹ thuật số, rất có thể các nhà quản lý tài chính Nhật Bản sẽ ban hành luật cấm, hạn chế stablecoin. Mặc dù vậy, các quy tắc mới được đề xuất sẽ chỉ ảnh hưởng đến một số nhà phát hành stablecoin mà không phải là thực thể ngân hàng. 

Ví dụ như Circle, tổ chức phát hành USD Coin (USDC) có kế hoạch trở thành một ngân hàng tiền điện tử được điều hành tại Mỹ trong bối cảnh một cuộc đàn áp theo quy định có thể diễn ra trong tương lai gần. 

Trường hợp trở thành ngân hàng tiền ảo thì các hạn chế trong quy định cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều.

Ngược lại, nếu các công ty phát hành và quản lý stablecoin hoạt động như công ty tư nhân thì thường được miễn báo cáo tài chính, kiểm toán hoặc giám sát quy định, dẫn đến các vấn đề như đầu cơ.

Không chỉ vậy, FSA cũng có kế hoạch thắt chặt các quy định trong lĩnh vực tiền tệ nói chung như ngăn chặn chuyển tiền tội phạm, xác minh danh tính người dùng và báo cáo các giao dịch đáng ngờ cho cả nhà phát hành stablecoin và nhà cung cấp ví.

Các stablecoin tư nhân, dù có sáng tạo đến đâu cũng đều sẽ cạnh tranh trực tiếp với các loại tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Tại Nhật Bản, ngân hàng trung ương có kế hoạch tung ra đồng yen kỹ thuật số, được mệnh danh là 'DCJPY' vào cuối năm tới. 

Nó được hỗ trợ bởi một tập đoàn gồm gần 70 công ty, bao gồm cả các tổ chức tài chính lớn nhất của đất nước, tất cả đều đã tham gia thử nghiệm DCJPY. Hiện có một đồng yen kỹ thuật số stablecoin đang được lưu hành, được gọi là GYEN.

Stablecoin bắt đầu chịu kiểm soát rộng rãi trên thế giới

Tổng vốn hóa thị trường của tất cả các stablecoin tại thời điểm hiện tại là khoảng gần 160 USD. Tether (USDT), stablecoin lớn nhất đang lưu hành, hiện có vốn hóa thị trường là 76,58 tỷ USD dựa trên dữ liệu từ Bitcoin.com Markets.

Mặc dù Nhật Bản hiện không có luật quy định về stablecoin, nhưng FSA đã thành lập một hội đồng để nghiên cứu cách tốt nhất để bảo vệ người tiêu dùng và giải quyết các mối lo ngại về rửa tiền trong lĩnh vực này. 

Vào tháng 9, Yuri Okina, một thành viên của hội đồng từng chia sẻ: "Điều quan trọng là stablecoin được hỗ trợ bởi các tài sản thanh khoản, an toàn. Tuy nhiên, liệu việc đặt ra các quy tắc chung chặt chẽ như những quy định hiện đang được áp dụng cho các ngân hàng có phải là cách tiếp cận đúng đắn hay không thì chưa thể đánh giá".

Thực tế, cho đến nay thì Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất có kế hoạch áp đặt các quy định nghiêm ngặt đối với các tổ chức phát hành stablecoin. Vào tháng 7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã yêu cầu các cơ quan quản lý giám sát tài sản tiền điện tử ở Mỹ "hành động nhanh chóng" để điều chỉnh các stablecoin. 

Nhóm công tác của Tổng thống về Thị trường Tài chính (PWG) sau đó đã khuyến nghị áp dụng quy định giống như ngân hàng đối với các tổ chức phát hành stablecoin.

Dĩ nhiên, không phải ai cũng đồng ý với cách tiếp cận quy định này. Vào tháng 11 vừa qua, Thống đốc Christopher Waller của Hội đồng Dự trữ Liên bang đã lập luận chống lại khuyến nghị của PWG. Ông giải thích rằng để các ngân hàng phát hành stablecoin không có vấn đề gì nhưng không đồng ý rằng chỉ các ngân hàng mới được phép phát hành chúng.

Thu Phương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.