|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Nhật Bản: Người tiêu dùng tăng chỉ tiêu mở đường cho BoJ thay đổi chính sách

23:30 | 11/07/2023
Chia sẻ
Người tiêu dùng Nhật Bản đang dần từ bỏ lối sống tiết kiệm kéo dài hàng chục năm qua và bắt đầu chịu chi hơn.

(Ảnh minh hoạ: Getty Images).

Người tiêu dùng Nhật Bản đang dần từ bỏ lối sống tiết kiệm kéo dài hàng chục năm qua và bắt đầu chịu chi hơn. Xu hướng này có thể mở đường cho Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) thu hẹp dần chính sách kích thích tiền tệ.

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang ghi nhận những dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang thúc đẩy lạm phát, khi ngày càng có nhiều nhà hàng, khách sạn và các nhà bán lẻ tăng giá hàng hóa, dịch vụ nhưng không đánh mất khách hàng, vì người tiêu dùng đã chịu chi hơn trước triển vọng tăng lương.

Số liệu cho thấy giá dịch vụ tại Nhật Bản trong tháng 5/2023 đã tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó chi phí ăn nhà hàng tăng 7,1% và giá các dịch vụ vui chơi giải trí tăng 3,1%.

Trong một cuộc khảo sát hồi tháng Tư, 86 chuỗi nhà hàng, tức 70,4% tống số nhà hàng, đã tăng giá ít nhất một lần kể từ năm 2022 cho giá nguyên liệu và chi phí lao động gia tăng.

Tiền lương của người lao động cũng đang bắt đầu tăng lên. Sau khi nhất trí với mức tăng lương cao nhất trong 30 năm qua trong năm nay, các công ty sẽ vẫn chịu áp lực tăng lượng vào năm sau do thị trường việc làm thắt chặt.

Một khảo sát hồi tháng Tư cho thấy 85,2% các khách sạn và 78% nhà hàng phàn nàn về tình trạng thiếu người làm, tăng từ các mức lần lượt là 77,3% và 56,1% ở cùng kỳ năm ngoái. Triển vọng tiền lương gia tăng đang tiếp sức cho người tiêu dùng mạnh dạn chi tiêu hơn.

Đà tăng giá lan rộng từ hàng hóa sang dịch vụ như trên là một bước ngoặt đối với nền kinh tế Nhật Bản. Lâu nay, tiền lương và tốc độ tăng giá dịch vụ “giậm chân tại chỗ” đã khiến lạm phát dai dẳng ở mức thấp suốt hơn 10 năm qua.

Diễn biến này cũng đang dần làm thay đổi quan điểm của BoJ về lạm phát. Trước đó, ngân hàng này cho rằng tình hình lạm phát cao do chi phí gia tăng hiện tại chỉ mang tính tạm thời.

Nhưng giờ đây, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy lạm phát đang được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng. Và nếu kéo dài, xu hướng này có thể là căn cứ để tân Thống đốc BoJ Kazuo Ueda thu hẹp chính sách kích thích tiền tệ mạnh mẽ từ thời của người tiền nhiệm.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khánh Ly

Dow Jones và S&P 500 lên đỉnh khi giá dầu giảm, cổ phiếu công nghệ vọt tăng
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều ghi nhận kết quả tích cực khi giá dầu giảm do xung đột Trung Đông tạm lắng xuống. Nhóm cổ phiếu công nghệ tiếp tục dẫn dắt thị trường.