|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nhật Bản chấm dứt chuỗi giảm xuất khẩu kéo dài 15 tháng

12:12 | 25/01/2017
Chia sẻ
Nhật Bản vừa có tháng tăng trưởng xuất khẩu đầu tiên trong vòng 15 tháng. Xuất khẩu đến Trung Quốc cao kỷ lục. 

Số liệu mới công bố của Bộ Tài chính Nhật Bản sáng nay cho thấy kim ngạch xuất khẩu điện tử, linh kiện ô tô là động lực thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu nói chung tăng trưởng lần đầu tiên trong vòng 15 tháng. Đây là dấu hiệu tích cực với kinh tế Nhật Bản do nước này phụ thuộc lớn vào xuất khẩu.

Cụ thể, so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu tháng 12 tăng 5,4%, cao hơn nhiều so với dự báo 1,2% của các chuyên gia do Reuters khảo sát. Trước đó, hồi tháng 11 xuất khẩu giảm 0,4%.

Về nhập khẩu, số liệu cho thấy nhập khẩu giảm 2,6% trong tháng 12, cao hơn so với ước tính 0,8% của giới phân tích. Do đó, thặng dư thương mại tháng 12 đạt 641,4 tỷ yen, tháng thặng dư thứ tư liên tiếp.

Kim ngạch xuất khẩu đến Mỹ, đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần tăng đầu tiên trong 10 tháng với thị trường này nhờ linh kiện xe hơi.

Kim ngạch xuất khẩu đến Trung Quốc, đối tác lớn nhất, tăng 12,5% lên 1.300 tỷ yen (11,44 tỷ USD) trong tháng 12, con số cao kỷ lục nhờ linh kiện xe hơi và thiết bị điện tử. Giới phân tích lưu ý rằng đồng yen giảm giá vào cuối năm 2016 cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu.

Số liệu tích cực này sẽ có ích cho Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trước khi Ngân hàng đưa ra báo cáo điểm lại chính sách vào tuần tới. Dự kiến, Bank of Japan sẽ đưa ra báo cáo lạc quan về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Dù vậy, một số quan ngại vẫn còn về chính sách bảo hộ của Tổng thống mới tại Mỹ. Hôm thứ Hai, ông đã chính thức rút nước Mỹ ra khỏi hiệp định thương mại với các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương, tách biệt nước Mỹ khỏi các đồng minh châu Á.

"Nhu cầu toàn cầu đang vững chắc dần khi các thị trường mới nổi ở châu Á đang bắt kịp đà phục hồi của các nền kinh tế phát triển", chuyên gia kinh tế Takeshi Minami từ viện nghiên cứu Norinchukin Research Institute nói. "Tuy vậy, tranh luận về chủ nghĩa bảo hộ có thể dẫn đến việc đồng yen tăng ngoài ý muốn, gây hại cho xuất khẩu Nhật Bản".

Vân Vũ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.