|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán tuần 26/11-30/11: Giao dịch giằng co với thanh khoản thấp trong biên độ 900-930 điểm

07:57 | 25/11/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục giao dịch khó chịu với diễn biến giằng co với thanh khoản thấp trong biên độ 900-930 điểm. Nếu nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao nên tiếp tục canh những nhịp hồi phục lên gần ngưỡng 930 điểm để bán giảm tỷ trọng.

Thị trường chứng khoán hồi phục trong tuần giao dịch 19/11 -23/11 qua nhưng với nền tảng thanh khoản vẫn ở mức thấp và diễn biến giao dịch trên thị trường là khá nhàm chán.

Cụ thế, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 19,78 điểm (+2,2%) lên 917,97 điểm; HNX-Index tăng 1,26 điểm (+1,2%) lên 104,27 điểm. Thanh khoản trong tuần tăng nhẹ so với tuần trước đó nhưng vẫn ở dưới mức trung bình 20 tuần với chỉ khoảng hơn 3.700 tỉ đồng giao dịch mỗi phiên trên cả hai sàn.

Cụ thể, giá trị giao dịch trên HOSE tăng 7,6% lên 16.118 tỉ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 3,5% lên 729 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 0,7% lên 2.441 tỉ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 5,7% xuống 172 triệu cổ phiếu.

Với việc thị trường hồi phục trong tuần qua thì phần lớn các nhóm ngành trụ cột đều tăng trưởng. Nhóm cổ phiếu tài chính tăng mạnh nhất với 5,3% giá trị vốn hóa, nguyên nhân chủ yếu là do các trụ cột bất động sản trong nhóm như VIC (+8,8%), VHM (+8,1%) đều hồi phục trở lại.

Nhóm dầu khí tích cực thứ hai với mức tăng 2,2% giá trị vốn hóa với các cổ phiếu tiêu biểu như PLX (+2,8%), PVS (+1,6%), POW (+2,8%), PVB (+0,6%)...

Nhóm đóng góp tỷ trọng vốn hóa cao nhất thị trường là ngân hàng cũng hồi phục 1,4% trong tuần qua với các mã tiêu biểu như VCB (+3%), CTG (+2,3%), VPB (+10,6%), ACB (+1,8%), SHB (+1,4%)... Ở chiều ngược lại, nhóm tiện ích cộng đồng giảm mạnh nhất với 2% giá trị vốn hóa, chủ yếu là do trụ cột GAS (-2,6%) giảm giá trong tuần qua.

Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán tuần 26/11-30/11.

nhan dinh thi truong chung khoan tuan 2611 3011 giao dich giang co voi thanh khoan thap trong bien do 900 930 diem

Diễn biến giằng co trong biên độ 900 -930 điểm

Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)

Dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (26/11-30/11), VN-Index có thể sẽ tiếp tục giao dịch khó chịu với diễn biến giằng co với thanh khoản thấp trong biên độ 900-930 điểm.

SHS duy trì khuyến nghị nhà đầu tư nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao nên tiếp tục canh những nhịp hồi phục lên gần ngưỡng 930 điểm để bán giảm tỷ trọng.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nếu có tỷ trọng tiền mặt cao cũng chưa nên vội vàng và chỉ nên cân nhắc giải ngân nếu như thị trường có phiên break thành công ngưỡng 930 điểm với thanh khoản tốt.

Hướng tới vùng kháng cự 930 – 940 điểm

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)

Nhà đầu tư trở lại với tâm lý thận trọng do áp lực chốt lời xuất hiện sau 4 phiên tăng điểm liên tiếp. Tuy nhiên, lực cầu giá thấp vẫn đang được duy trì và có khả năng gia tăng khi thị trường tiếp tục điều chỉnh trong các phiên sắp tới. Do vậy, có khả năng thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm hướng tới vùng kháng cự 930 – 940 điểm.

Duy trì danh mục có tỷ lệ cổ phiếu vừa phải

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Các chỉ số giảm nhẹ khi chạm vùng kháng cự ngắn hạn. Các chỉ số vẫn cần có thêm các phiên bứt phá mạnh thì mới có thể hình thành xu hướng tăng trung hạn. Nhà đầu tư nên duy trì danh mục có tỷ lệ cổ phiếu vừa phải trong giai đoạn hiện tại.

Tận dụng phiên điều chỉnh rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu

Chứng khoán Phú Hưng (PHS)

Nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên điều chỉnh rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục của mình vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và kết quả kinh doanh được kỳ vọng tăng trưởng khả quan.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Xem thêm

Minh Anh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.