|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán 19/7: Đối mặt với áp lực giảm điểm

19:35 | 18/07/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực giảm điểm trong phiên cuối tuần. VN-Index có thể lùi về vùng hỗ trợ 966-972 điểm trước khi được kỳ vọng sẽ cho phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại.

Thị trường chứng khoán điều chỉnh trở lại trong phiên 18/7 với thanh khoản suy giảm.

 Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 6,52 điểm (giảm 0,66%) xuống 976,05 điểm; HNX-Index tăng 0,16 điểm (tăng 0,15%) lên 106,74 điểm.

Thanh khoản suy giảm so với phiên trước đó và xấp xỉ mức trung bình 20 phiên với giá trị giao dịch đạt 4.163 tỉ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch đạt 173 triệu cổ phiếu.

Độ rộng thị trường là tiêu cực với 205 mã tăng, 125 mã tham chiếu, 259 mã giảm.

 Lực bán gia tăng ngay từ đầu phiên và được duy trì cho đến cuối phiên, trong khi đó cầu bắt đáy khá yếu khiến VN-Index chưa thể hồi phục được.

Nhóm cổ phiếu trụ cột chịu áp lực bán và đồng loạt giảm như MSN (-5%), GAS (-1,6%), VIC (-0,6%), VNM (-0,6%), SAB (-0,7%), CTG (-1,1%), VRE (-1,1%), VJC (-1,2%), TCB (-0,9%), PLX (-0,2%)...

Chỉ còn một số nhỏ trụ cột là duy trì được sắc xanh như MWG (+2,3%), VCB (+0,3%), BID (+0,4%), PHR (+4,7%), MBB (+0,5%), PPC (+),7%)... không giúp được nhiều cho VN-Index.

Trên sàn HNX, các mã như OCH (+9,4%), HHC (+8,7%), ACB (+0,3%), CTX (+5,8%)... tăng tốt đã giúp chỉ số HNX-Index có phiên tăng thứ ba liên tiếp. Nhóm cổ phiếu chứng khoán sau phiên tăng tốt hôm qua đã chịu áp lực bán và đồng loạt giảm như SSI (-1%), HCM (-1%), VND (-0,7%)...

Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán ngày 18/7:

0e5giamdieem1

Hình minh họa.

Theo dõi xu hướng thị trường

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

VN-Index đang đối diện với nhiều khó khăn trong việc tạo lập sóng tăng mới mặc dù đã có dấu hiệu thoát khỏi xu hướng điều chỉnh kéo dài sau khi vượt Trendline xu hướng.

Nhà đầu tư cần theo dõi và xem xét lại dấu hiệu tạo lập xu hướng của thị trường trong thời gian gần tới.

Nếu mua đón đầu cơ hội thì chỉ nên tập trung tại các cổ phiếu đã có dấu hiệu tích lũy mạnh và có dấu hiệu tăng.

Có thể hồi phục

Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)

Trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index có thể hồi phục trở lại nằm lấy lại ngưỡng kháng cự tâm lý quanh 980 điểm.

SHS cho rằng nhà đầu tư có thể canh mua vào nếu thị trường có những nhịp điều chỉnh về hỗ trợ 970 điểm (MA20-cạnh trên kênh giảm giá) và canh chốt lời nếu thị trường tiến vào vùng kháng cự 990-1.000 điểm.

Giảm điểm

Thị trường được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực giảm điểm trong phiên cuối tuần. VN-Index có thể lùi về vùng hỗ trợ 966-972 điểm trước khi được kỳ vọng sẽ cho phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại.

Việc khối ngoại tiếp tục duy trì hoạt động mua ròng là một điểm tích cực có thể giúp thị trường sớm quay lại đà tăng điểm trong ngắn hạn.

Các nhóm ngành dự kiến sẽ có sự phân hóa rõ nét theo kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục có diễn biến khởi sắc để dẫn dắt thị trường.

Bên cạnh đó, dòng tiền có thể quan tâm trở lại đối với các cổ phiếu đã bắt đầu điều chỉnh về các vùng hỗ trợ gần thuộc các nhóm ngành như dầu khí, thủy sản, khu công nghiệp…

Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 45-55% cổ phiếu trong giai đoạn này.

Các nhịp điều chỉnh của thị trường vẫn được xem là cơ hội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu cho các vị thế ngắn hạn, tập trung vào các cổ phiếu bluechips, vốn hóa lớn được dự báo có kết quả lợi nhuận tích cực trong quí II.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Minh Anh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.