|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định chứng khoán phái sinh phiên 11/2: Ưu tiên vị thế Bán (Short) trong ngắn hạn

21:22 | 10/02/2020
Chia sẻ
Theo nhận định chứng khoán phái sinh phiên 11/2 của công ty chứng khoán, nhịp hồi phục kĩ thuật của VN30-Index đã gặp trở ngại và suy yếu nhưng dấu hiệu kết thúc nhịp hồi phục kĩ thuật vẫn chưa rõ ràng.

Xem thêm: Nhận định chứng khoán phái sinh 12/2

Thị trường chứng khoán phái sinh phiên 10/2 diễn biến tiêu cực với sự giảm giá của các hợp đồng tương lai (HĐTL).

Nhận định chứng khoán phái sinh phiên 11/2: Ưu tiên vị thế Bán (Short) trong ngắn hạn - Ảnh 1.

Chi tiết giao dịch HĐTL phiên 10/2. Nguồn: Chứng khoán Rồng Việt

Cụ thể, Hợp đồng tương lai VN30F2002 giảm 1,27% còn 846,1 điểm. VN30F2003 và VN30F2006 lần lượt đóng cửa tại 846,6 điểm và 854,9 điểm, tương ứng tỉ lệ giảm lần lượt là 1,1% và 1,01%. Diễn biến cùng chiều, HĐ VN30F2008 giảm 0,37% xuống còn 856,4 điểm.

Đi cùng việc suy giảm về giá trị, khối lượng giao dịch của các HĐTL đều sụt giảm so với 072 phiên trước đó. Theo đó, thanh khoản của từng mã như sau VN30F2002 (107.072 hợp đồng), VN30F2003 (246 hợp đồng), VN30F2006 (96 hợp đồng) và VN30F2009 (60 hợp đồng).

VN30-Index điều chỉnh trong phiên hôm nay sau khi bị cản và lưỡng lự tại vùng 863 điểm trong phiên trước. Tạm thời chỉ số vẫn đang được hỗ trợ tại vùng 850 điểm và chỉ báo Stoch chỉnh nhẹ. 

Điều này cho thấy nhịp hồi phục thuật của VN30-Index đã gặp trở ngại và suy yếu. Tuy nhiên tạm thời dấu hiệu kết thúc nhịp hồi phục thuật vẫn chưa rõ ràng. Chỉ số vẫn có khả năng được hỗ trợ tại vùng 850 điểm và kiểm tra lại vùng cản 863 điểm trong thời gian gần tới

Dự báo phiên giao dịch chứng khoán phái sinh 11/2:

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS) 

Nhịp hồi phục thuật của VN30-Index và HĐ VN30F2002 đã gặp trở ngại và suy yếu. Tuy nhiên, tạm thời dấu hiệu kết thúc nhịp hồi phục thuật vẫn chưa rõ ràng. HĐ VN30F2002 vẫn có khả năng tạo nhịp hồi phục từ vùng hỗ trợ 845 trước khi có dấu hiệu xu hướng cụ thể.

Dự kiến HĐ VN30F2002 sẽ được hỗ trợ tại vùng 845 và hồi phục. Do đó, nhà đầu tư có thể xem xét chiến lược Mua (Long) tại vùng 845, cắt lỗ dưới mức 842 và chốt lời kỳ vọng tại vùng 855.

Nhận định chứng khoán phái sinh phiên 11/2: Ưu tiên vị thế Bán (Short) trong ngắn hạn - Ảnh 2.

Nguồn: Chứng khoán Rồng Việt

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Chiến lược trong phiên (Intraday): NĐT mở Bán (Short) ở vùng giá hiện tại, dừng lỗ 851 điểm và mục tiêu 838 - 840 điểm. 

Chiến lược xu hướng chủ đạo trong ngắn hạn (Daily): NĐT có thể xem xét nắm giữ Mua (Long) với mức dừng lỗ ở mức 840,93 điểm.

Nhận định chứng khoán phái sinh phiên 11/2: Ưu tiên vị thế Bán (Short) trong ngắn hạn - Ảnh 3.

Nguồn: Chứng khoán Yuanta

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ánh Hường

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.