|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nhà thiết kế Trung Quốc từng ăn cắp mẫu áo dài Việt, giờ nói về 'phẩm giá trang phục Trung Quốc'

20:35 | 21/11/2019
Chia sẻ
Thương hiệu thời trang Ne·Tiger của Trung Quốc khi ra mắt bộ sưu tập họ gọi là 'sự sáng tạo mới' năm 2018 nhưng giống hệt các mẫu áo dài của Việt Nam. Nhiều người Việt phẫn nộ.
Nhà thiết kế Trung Quốc từng ăn cắp mẫu áo dài Việt, giờ lại nói về phẩm giá trang phục Trung Quốc - Ảnh 1.

Ne·Tiger là một thương hiệu thời trang nội của Trung Quốc. Nhà sáng lập công ty này, theo trang Harbin Fashion Week là ông Zhang Zhifeng. Ông này thành lập công ty năm 1982 và đăng ký thương hiệu Ne·Tiger từ năm 1992. 

Những ngày qua, chưa rõ vì lẽ gì, những hình ảnh liên quan tới bộ sưu tập được gọi là “cách tân” những kiểu áo dài của thương hiệu thời trang Ne·Tiger từng công bố năm ngoái trở lại thành một đề tài gây tranh cãi rất nhiều trên dư luận mạng ở Việt Nam. 

 Theo đó, trong Tuần lễ thời trang xuân hè 2019 tại Bắc Kinh khai mạc ngày 25-10-2018, Ne·Tiger đã công bố nhiều bộ sưu tập thời trang của họ, trong đó có những mẫu thiết kế gây bức xúc với người Việt vì nó cho thấy sự sao chép áo dài truyền thống Việt Nam, nhưng lại được giới thiệu là "sự sáng tạo" của nhà thiết kế. 

Những ngày qua, nhiều người Việt bày tỏ bức xúc trên mạng xã hội về bộ sưu tập mà Ne·Tiger tuyên bố là "sự sáng tạo của họ" với áo dài. 

Rất nhiều người cho rằng nhãn hiệu thời trang Trung Quốc đã cố tình chơi trò "đánh lận con đen", sao chép thiết kết mẫu áo dài truyền thống của Việt Nam rồi gọi là sáng tạo, cách tân. 

Không ít ý kiến trên các diễn đàn mạng cáo buộc động thái của Ne·Tiger với áo dài, quốc phục của Việt Nam, chẳng khác nào một âm mưu "đường lưỡi bò" thứ hai trong lĩnh vực văn hóa và thời trang của người Trung Quốc. 

Trong một diễn biến có thể là trùng hợp, ngày 25-10 năm nay, cũng tại Bắc Kinh, Tuần lễ thời trang xuân hè 2020 lại có sự góp mặt của thương hiệu thời trang Ne·Tiger này. 

 Đài CGTN (Trung Quốc) dẫn lời ông Zhang Zhifeng, nhà sáng lập thương hiệu Ne Tiger, tuyên bố quan điểm của ông khi sáng tạo các bộ sưu tập thời trang của ông: "Khi sáng tạo ra bộ sưu tập, tôi đã nhấn mạnh vẻ kiêu sa cũng như phẩm giá của trang phục truyền thống Trung Quốc".

Ông này cũng nói: "Trong khi vẫn bảo lưu truyền thống, tôi cũng đã luôn chú ý tới việc hòa quyện vào đó tính hiện đại và các yếu tố toàn cầu gần đây để được người tiêu dùng chấp nhận trên toàn thế giới". 

Phát biểu năm nay của ông Zhang Zhifeng khiến nhiều người liên tưởng tới bộ sưu tập được cho là ăn cắp mẫu áo dài của Việt Nam công bố năm ngoái. 

 Bởi vậy, với nhiều người, chưa rõ cái quan niệm "đan quyện vào đó tính hiện đại và các yếu tố toàn cầu gần đây" của người sáng lập thương hiệu thời trang nội Ne Tiger của Trung Quốc có bao hàm việc bắt chước, sao chép quốc phục của một nước khác hay không, nhưng nhìn vào những hình ảnh trang phục được nhà thiết kế này từng gọi là "sản phẩm sáng tạo" của ông, ai cũng có thể cảm nhận điều đó.

Các mẫu áo dài mà nhà thiết kế Trung Quốc coi là "sáng tạo" của họ:

Nhà thiết kế Trung Quốc từng ăn cắp mẫu áo dài Việt, giờ lại nói về phẩm giá trang phục Trung Quốc - Ảnh 2.

Ảnh: VCG

Nhà thiết kế Trung Quốc từng ăn cắp mẫu áo dài Việt, giờ lại nói về phẩm giá trang phục Trung Quốc - Ảnh 3.

Ảnh: VCG

Nhà thiết kế Trung Quốc từng ăn cắp mẫu áo dài Việt, giờ lại nói về phẩm giá trang phục Trung Quốc - Ảnh 4.

Ảnh: VCG

Nhà thiết kế Trung Quốc từng ăn cắp mẫu áo dài Việt, giờ lại nói về phẩm giá trang phục Trung Quốc - Ảnh 5.

Ảnh: VCG

Nhà thiết kế Trung Quốc từng ăn cắp mẫu áo dài Việt, giờ lại nói về phẩm giá trang phục Trung Quốc - Ảnh 6.

Ảnh: VCG

Nhà thiết kế Trung Quốc từng ăn cắp mẫu áo dài Việt, giờ lại nói về phẩm giá trang phục Trung Quốc - Ảnh 7.

Ảnh: VCG

Nhà thiết kế Trung Quốc từng ăn cắp mẫu áo dài Việt, giờ lại nói về phẩm giá trang phục Trung Quốc - Ảnh 8.

Ảnh: VCG

Theo Thời Báo Hoàn Cầu, Tuần lễ thời trang xuân/hè 2020 Trung Quốc có sự tham gia của hơn 200 nhà thiết kế trong và ngoài nước. Tuần lễ này cũng sẽ trình diễn hơn 100 chương trình biểu diễn và các cuộc thi thời trang, bên cạnh đó là hơn 30 sự kiện đặc biệt.

D.Kim Thoa