|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối tại Tổng công ty Sông Đà

19:59 | 21/09/2016
Chia sẻ
Theo phương án cổ phần hoá được Thủ tướng phê duyệt, để thực hiện được chiến lược phát triển ngành theo định hướng đã đề ra thì trong giai đoạn trước mắt Nhà nước cần thiết giữ cổ phần chi phối tại Tổng công ty.
 2952

Tổng công ty Sông Đà tiền thân là Tập đoàn Sông Đà.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà thành công ty cổ phần.

Giá trị thực tế của doanh nghiệp đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt là 18.502 tỷ đồng, tính tại thời điểm 31/12/2014. Trong đó, phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp hơn 4.438 tỷ đồng.

Theo phương án cổ phần hoá, Tổng công ty có định hướng chưa mở rộng quy mô mà duy trì ổn định như hiện tại. Theo đó, Tổng công ty xác định với mức độ quy mô như hiện tại thì nhu cầu vốn điều lệ khoảng 4.500 tỷ đồng duy trì trong những năm đầu sau cổ phần hoá (từ năm 2017 - 2018) là hợp lý.

Đáng lưu ý, theo phương án cổ phần hoá được Thủ tướng phê duyệt, để thực hiện được chiến lược phát triển ngành theo định hướng đã đề ra thì trong giai đoạn trước mắt Nhà nước cần thiết giữ cổ phần chi phối tại Tổng công ty.

Lý do được đưa ra là hiện tại, Tổng công ty Sông Đà chiếm khoảng 85% thị phần trong nước về xây dựng thuỷ điện, trở thành nhà thầu lớn nhất trong lĩnh vực này tại Việt Nam đồng thời là nhà thầu có vị thế số một về năng lực con người, chuyên môn kỹ thuật, máy móc thiết bị trong nước cũng như khu vực về xây dựng thuỷ điện.

Hơn nữa, trong những năm tiếp theo, Tổng công ty Sông Đà cũng có định hướng tập trung đầu tư, kinh doanh vào thị trường thuỷ điện tại các nước trong khu vực (Lào, Campuchia…), đảm bảo kinh doanh của doanh nghiệp và tăng cường quan hệ ngoại giao, an ninh, quốc phòng.

Tỷ lệ vốn Nhà nước ban đầu được đề xuất là 51% vốn điều lệ của Tổng công ty cổ phần, sau đó sẽ có lộ trình giảm xuống 36% trong các năm tiếp theo, khi vốn điều lệ được điều chỉnh tăng và được xác định cụ thể trên cơ sở nhu cầu vốn cho sản xuất và đầu tư tại từng thời điểm.

Tổng công ty Sông Đà sẽ lựa chọn nhà đầu tư chiến lược dựa trên tiêu chí là nhà đầu tư cam kết mua tối thiểu 5% vốn điều điều lệ, tương đương 225 tỷ đồng và phải đáp ứng yêu cầu về năng lực tài chính, uy tín, thương hiệu trên thị trường.

Trước đó, Tổng công ty này có kế hoạch sẽ bán cổ phần lần đầu vào tháng 7/2016. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện cổ phần hoá bị chậm và được Tổng công ty lý giải do Sông Đà là doanh nghiệp có quy mô lớn với nhiều dự án, nhà máy, tài sản ở nhiều địa phương trong và ngoài nước, do vậy khối lượng công việc xác định giá trị doanh nghiệp lớn, cần lấy ý kiến của bộ ngành và địa phương.

Theo Phương Dung

Dân Trí


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.