|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nhà kinh tế trưởng của IMF bi quan về tình hình kinh tế thế giới

07:24 | 13/06/2020
Chia sẻ
Theo bà Gopinath, cách đây hai tháng, IMF đã dự báo kinh tế toàn cần sẽ suy giảm 3% nhưng những dự báo dự kiến được cập nhật vào ngày 24/6 tới sẽ có thể còn tồi tệ hơn nữa.
Nhà kinh tế trưởng của IMF bi quan về tình hình kinh tế thế giới - Ảnh 1.

Người dân mua hàng trong siêu thị tại Jena, Đức. (Ảnh: THX/TTXVN)

Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể để lại những "vết sẹo đáng kể" đối với nền kinh tế toàn cầu và triển vọng phục hồi hiện vẫn rất khó đoán định.

Nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Gita Gopinath đã đưa ra nhận định trên tại cuộc họp trực tuyến của Diễn đàn Chính sách tiền tệ châu Á lần thứ bảy diễn ra ngày 12/6.

Cách đây hai tháng, IMF đã dự báo kinh tế toàn cần sẽ suy giảm 3%. Tuy nhiên, bà Gopinath cho rằng những dự báo dự kiến được cập nhật vào ngày 24/6 tới sẽ có thể còn tồi tệ hơn nữa.

Theo bà, thực tế cho thấy khó có thể dự báo chính xác về khả năng phục hồi khi mà những tổn thất về kinh tế đã được thấy rõ ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế, trong khi nguy cơ phá sản ngày càng tăng và tình trạng mất việc làm tràn lan.

Thêm vào đó là những thay đổi có thể dự báo về hành vi của người tiêu dùng khi họ bị tâm lý quan ngại về khả năng phục hồi kinh tế chi phối.

Nhà kinh tế trưởng IMF cho rằng rất nhiều điều trong số những thay đổi đó có thể dẫn đến những hậu quả gây tổn hại trực tiếp và lâu dài cho kinh tế toàn cầu.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới công bố tháng Tư vừa qua, IMF cảnh báo đà suy giảm có thể tồi tệ hơn nếu đại dịch COVID-19 còn kéo dài hoặc bùng phát trở lại tại các nước.

Trong khi đó, tuần trước, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ giảm 5,2% trong một cuộc khủng hoảng sâu rộng nhất trong 150 năm qua này.

Lan Phương

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.