|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhà đầu tư ngoại ồ ạt nhảy vào điện mặt trời Việt Nam

14:28 | 05/09/2018
Chia sẻ
Với nhu cầu điện ở Việt Nam tăng 12% mỗi năm, chính phủ đã đặt mục tiêu tạo ra 265 tỷ kWh điện vào năm 2020 và 570 tỷ kWh điện vào năm 2030. Điều này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng lên trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.


 
nha dau tu ngoai o at nhay vao dien mat troi viet nam Nhắm vào dự án điện mặt trời, B.Grimm Power mua lại 80% cổ phần của TTP Phú Yên

Làn sóng đầu tư phát triển năng lượng mặt trời

Dự án Ninh Thuận là dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam sẽ khai thác tiềm năng năng lượng mặt trời và tạo ra khoảng 200 cơ hội việc làm cho người dân địa phương.

Sunseap International, công ty con thuộc Sunseap Group - nhà cung cấp năng lượng sạch hàng đầu của Singapore đã ký thỏa thuận với InfraCo Asia Development Pte Ltd để cùng phát triển dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn với công suất 168 megawatt (mức cao nhất). Điện được tạo ra bởi nhà máy này dự kiến ​​sẽ cung cấp cho 200.000 hộ gia đình ở Việt Nam.

Dự án nằm ở tỉnh Ninh Thuận, trên bờ biển Nam Trung Bộ, nơi một số chỉ số bức xạ mặt trời được ghi nhận cao nhất trong nước.

Allard Nooy, Giám đốc điều hành của InfraCo Asia cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua e-mail với The Asean Post: “Dự án năng lượng mặt trời Ninh Thuận với quy mô lớn cần được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chúng tôi tin rằng Ninh Thuận sẽ là một trong những dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn đầu tiên đi vào hoạt động trong nước”.

Gần đây, công ty năng lượng hàng đầu thế giới Thái Lan, B. Grimm Power đã công bố hai khoản đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

Một là khoản đầu tư trị giá 35,2 triệu USD để mua 80% cổ phần trong dự án nhà máy điện mặt trời ở tỉnh ven biển Việt Nam của Phú Yên, với công suất lắp đặt là 257 MW. Trước đó, Công ty B.Grimm Power ký thỏa thuận với Tập đoàn Xuân Cầu để xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời ở Tây Ninh với tổng công suất 420 MW, lớn nhất Đông Nam Á.

Hiện tại, B.Grimm Power có tổng công suất lắp đặt là 2.091 MW, trong đó hơn 1.200 MW được bán cho hơn 300 nhà máy tại 6 khu công nghiệp trên khắp Thái Lan và Việt Nam. Quốc gia tiếp theo trong kế hoạch mở rộng của B.Grimm là Hàn Quốc.

Tính cấp thiết của năng lượng tái tạo thể hiện ngày một rõ khi nhu cầu về điện ở Việt Nam tiếp tục tăng. Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chính phủ đã khởi đầu bằng cách giới thiệu các chính sách mới và phân bổ thêm kinh phí để phát triển ngành.

Điện mặt trời là năng lượng tái tạo chính của tương lai

Hiện nay, Việt Nam sản xuất hơn 170 tỷ kWh điện từ các nguồn năng lượng hóa thạch, chẳng hạn như than đá và khí đốt nhưng chúng đang nhanh chóng cạn kiệt.

Theo Báo cáo Năng lượng năm 2017, Việt Nam đang chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo để duy trì sản xuất điện mà không làm tăng chi phí sản xuất khi nhu cầu ngày một cao.

Trong số các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời ở Việt Nam đã đạt được bước tiến lớn.

Theo mục tiêu của Chính phủ, điện mặt trời dự kiến ​​sẽ trở thành nguồn năng lượng tái tạo chính của trong tương lai, với công suất lắp đặt tăng từ 6 - 7 megawatt (MW) vào cuối năm 2017 lên 850 MW vào năm 2020 , tương ứng 1,6% tổng sản lượng điện của cả nước. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 12.000 MW vào năm 2030, tương ứng 3,3% tổng sản lượng điện của cả nước.

Nhờ ưu thế với bức xạ mặt trời lớn, những mục tiêu này được kỳ vọng sẽ thành công. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất thấp và sự quan tâm của chính phủ trong việc phát triển năng lượng tái tạo cũng sẽ góp phần đạt được kế hoạch này.

Quyết định 11/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam đã được thông qua vào tháng 4/2017, tạo ra làn sóng đầu tư phát triển năng lượng mặt trời. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đầu tư một số dự án năng lượng mặt trời với tổng công suất lắp đặt là 2.000 MW tại các tỉnh Khánh Hòa, Kon Tum, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai.

nha dau tu ngoai o at nhay vao dien mat troi viet nam
Cơ cấu điện Việt Nam theo yếu tố tính đến 2020, theo chiều kim đồng hồ 55,7% nguồn điện từ than đá, 16,4% thủy điện, 12,6% từ khí gas, 7,8% năng lượng điện hạt nhân, 3,8% điện từ nhập khẩu và 3,6% năng lượng điện tái tạo.

Xem thêm

Nhật Huyền