|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục điều chỉnh, VCB ngược dòng gồng đỡ thị trường

20:16 | 01/06/2022
Chia sẻ
Ngược dòng ngành ngân hàng, cổ phiếu VCB nới rộng đà tăng lên 2% và đóng cửa ở mức cao nhất phiên tại 80.500 đồng/cp. Với vị thế là cổ phiếu vốn hoá lớn nhất thị trường, mã này đã thể hiện vai trò dẫn dắt đà hồi phục của thị trường trong vài phiên gần đây.

Sự thận trọng của nhà đầu tư sau chuỗi hồi phục ấn tượng khiến thị trường chứng khoán hôm nay (1/6) giằng co nhẹ quanh tham chiếu. Có lúc VN-Index đã tiến lên test lại ngưỡng 1.300 điểm nhưng bất thành khi dòng tiền không quá mạnh. Song chỉ số chính sàn HOSE cũng đã nỗ lực đảo chiều và áp sát ngưỡng tâm lý này. 

Xét ảnh hưởng theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng sau phút loé sáng nửa đầu phiên đã lần lượt quay đầu giảm, ngoại trừ "anh cả" VCB. Cụ thể, mã này thậm chí còn nới rộng đà tăng lên 2% và đóng cửa ở mức cao nhất phiên tại 80.500 đồng/cp. Với vị thế là cổ phiếu vốn hoá lớn nhất thị trường, VCB đã thể hiện vai trò dẫn dắt đà hồi phục của thị trường trong vài phiên gần đây.

Trên sàn HOSE chỉ còn OCB, SHB và HDB kết phiên trong sắc xanh nhưng mức tăng khiêm tốn, dưới 0,5%. Trong khi đó, phần lớn các mã còn lại đều diễn biến tiêu cực về cuối phiên nhưng biên độ giảm không quá đáng kể, cao nhất là cổ phiếu EIB với 2,1%. 

 

Giá trị giao dịch toàn ngành ngân hàng đạt gần 2.600 tỷ đồng qua hai kênh khớp lệnh và thoả thuận, nhỉnh hơn so với phiên giao dịch trước. Điểm tích cực là thanh khoản nghiêng về bên bán và theo ghi nhận, lực cầu đã xuất hiện trong suốt các phiên gần đây.

Khối ngoại tích cực giải ngân trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó tìm đến cổ phiếu ngân hàng với quy mô mua ròng đạt hơn 53 tỷ đồng. Dòng tiền rải rác tại các mã CTG (34 tỷ đồng), HDB (18,5 tỷ đồng) và VCB (11 tỷ đồng).

Bảo Ngọc

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.