|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ngưỡng đau mà Trung Quốc có thể chấp nhận để thúc đẩy tăng trưởng

16:03 | 22/12/2018
Chia sẻ
Một cuộc tranh cãi đang nóng lên giữa các chuyên gia kinh tế và các nhà nghiên cứu Trung Quốc về việc Bắc Kinh có thể làm gì để thúc đẩy tăng trưởng năm 2019, khi họ đang chuẩn ứng phó với những thiệt hại kinh tế từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.
nguong dau ma trung quoc co the chap nhan de thuc day tang truong Trung Quốc kí nhiều thỏa thuận dầu mỏ sau khi ông Tập chủ trương mở cửa thương mại

Bắc Kinh đã hạn chế chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế toàn diện mà họ đã thông qua để ứng phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu cách đây một thập kỷ. Nhưng Trung Quốc đã chuyển sang ưu tiên tăng trưởng ổn định từ mùa hè bằng cách tăng chi tiêu công và duy trì chính sách tiền tệ lỏng lẻo, xa rời ba mục tiêu quan trọng được đề ra đầu năm nay là giảm nợ và hạn chế rủi ro tài chính, giảm thiểu ô nhiễm và giảm nghèo.

Phản ứng về chính sách của Bắc Kinh đến nay đã cho thấy nó quá yếu để ngăn chặn đà giảm tốc ngày càng gia tăng. Các chỉ số kinh tế của Trung Quốc trong tháng 11 đã vẽ lên một bức tranh ảm đạm về xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, tiêu dùng và đầu tư nước ngoài trong khi hầu hết các định chế tài chính, ở cả Trung Quốc và các quốc gia khác đều dự đoán tốc độ tăng trưởng có thể sẽ tiếp tục giảm chỉ ở mức trên hoặc thậm chí dưới 6% trong năm tới so với con số kỳ vọng 6.5% trong năm nay.

nguong dau ma trung quoc co the chap nhan de thuc day tang truong
Chủ tịch Tập Cận Bình đối mặt áp lực lớn về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2019. Ảnh: AFP

Kịch bản hiện nay hoàn toàn trái ngược với bối cảnh khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà hoạch định chính sách cấp cao họp tại một khách sạn quân sự tại Bắc Kinh tuần này để thảo luận về các chính sách kinh tế trong năm tới.

Một mặt, Bắc Kinh vẫn giữ thái độ cẩn trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn bằng cách tích lũy nợ và in thêm tiền, bởi giải pháp ấy chỉ làm tăng thêm tình trạng nợ trầm trọng của Trung Quốc. Mặt khác, gia tăng căng thẳng thương mại đã đập tan sự tự tin của doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà đầu tư đến mức nền kinh tế Trung Quốc đang hạ nhiệt nhanh hơn nhiều so với dự kiến. Thực tế này có nghĩa một gói kích thích lớn từ chính sách cũ của chính phủ mới là giải pháp nhanh chóng.

Trung Quốc ưu tiên phát triển thị trường nội địa

Ông Tập phát biểu trong cuộc họp gần đây nhất của Bộ Chính trị rằng Trung Quốc sẽ tập trung vào xây dựng một thị trường nội địa vững mạnh trong năm 2019 như một chính sách ưu tiên để đối phó những biến đổi bên ngoài

Theo các nhà kinh tế, một gói kích thích kinh tế khổng lồ như năm 2008 – khi ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) in lượng lớn tiền mặt và các ngân hàng Trung Quốc đổ xô cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước vay để đầu tư – sẽ khó có thể xảy ra.

“Một gói kích thích lớn tốt hơn hết là nên nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng đang tồn tại, chứ không phải như là một hành động phòng ngừa” Ding Shuang, chuyên gia kinh tế - trưởng khu vực Trung Quốc mở rộng của ngân hàng Standard Chattered. “Nếu không, bạn sẽ mất tự do chính trị và các công cụ khi khủng hoảng thực sự xảy ra.

Ding nhận định Trung Quốc vẫn duy trì thái độ chờ đợi, tăng cường các nỗ lực hỗ trợ phát triển kinh tế theo hướng gia tăng phù hợp với hiệu quả kinh tế và tiến trình đàm phán thương mại với Mỹ.

“Khả năng chính phủ tung ra một gói kích thích kinh tế lớn như năm 2008 khá thấp và tác động lên tăng trưởng đang giảm”, ông nhận xét.

Khi Bắc Kinh công bố gói kích cầu trị giá 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (586 tỷ USD) vào tháng 11 năm 2008, tỷ lệ nợ trên GDP của quốc gia này chỉ là 150%. Con số đã tăng vọt lên 260% năm ngoái, dẫn đến những nỗ lực mạnh mẽ của chính phủ để giảm đòn bẩy tài chính trong nửa đầu năm nay.

Trước những lo ngại về nợ cao, Trung Quốc sẽ phải dựa vào việc tăng chi tiêu công cho chương trình kích thích kinh tế vào năm tới. Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương thường niên, sẽ bế mạc trong tuần này, được kỳ vọng sẽ đặt ra một mục tiêu tăng trưởng thấp hơn và thâm hụt tài khóa lớn hơn trong năm tới. Thâm hụt ngân sách có thể vượt ngưỡng 3% GDP, tăng 2.6% so với năm nay, cho phép Trung Quốc tung ra gói cắt giảm thuế trị giá ít nhất 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Xem thêm

Minh Ngọc