Trung Quốc có hơn 17 nghìn tỉ USD để đối phó những thách thức kinh tế trong năm 2019
Đâu là thách thức kinh tế thật sự với Mỹ từ phía Trung Quốc? |
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc có 17,41 nghìn tỉ USD từ các nguồn tài chính để phòng ngừa các rủi ro bên ngoài, báo South China Morning Post đưa tin.
Trung Quốc có đủ nguồn lực tài chính để bù đắp các rủi ro bên ngoài theo như chủ tịch Tập Cận Bình chỉ ra. Tuy nhiên, chính phủ vẫn cần có các kế hoạch dự phòng để đối phó với các “xung chấn” kinh tế tiềm ẩn trong năm tới, theo quan điểm của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
Theo những phân tích trong bảng cân đối kế toán mới nhất vào cuối năm 2016 do Viện Khoa học xã hội Trung Quốc phát hành hôm 19/12, chính phủ Trung Quốc có giá trị tài sản ròng là 120 nghìn tỉ nhân dân tệ (tương đương với 17,41 nghìn tỉ USD), bao gồm cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước, các dự án cơ sở hạ tầng quốc gia và dự trữ ngoại hối.
Rất có thể chính phủ Trung Quốc sẽ tăng chi tiêu công để ổn định kinh tế trong năm 2019. Ảnh: China Daily |
“Chính phủ tích trữ một lượng tài sản lớn trong quá trình phát triển kinh tế hơn 40 năm qua, cho phép chúng ta xử lí các rủi ro với sự tự tin”, ông Zhang Xiaojing - một thành viên trong dự án nghiên cứu - phát biểu.
Do việc tính toán bảng cân đối tài chính quốc gia liên quan lượng lớn dữ liệu, nên nó luôn được công bố 2 năm sau đó.
Phát triển thị trường nội địa mạnh để ứng phó thách thức kinh tế
Báo cáo nghiên cứu cung cấp nhiều số liệu thống kê quan trọng cho các giải pháp được đưa ra trong Hội nghị công tác Kinh tế trung ương (CEWC), rằng Trung Quốc nên tập trung vào việc “phát triển một thị trường nội địa mạnh” trong năm 2019 song song với việc sử dụng tiềm lực tài chính dồi dào để ứng phó những trở ngại kinh tế trong năm 2019.
Các nhà phân tích dự đoán rằng chính phủ sẽ đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế trong năm tới, như tăng tỉ lệ bội chi ngân sách cho tổng sản phẩm quốc nội 2,6% để giảm thuế nhiều hơn con số 1,2 nghìn tỉ nhân dân tệ trong năm 2018; cũng như đẩy mạnh các dự án chi tiêu chính phủ để ổn định nền kinh tế.
Ông Han Wenxiu, phó giám đốc mới được bổ nhiệm của Ủy ban kinh tế và tài chính trung ương - hội đồng giám sát quản lí tài chính mới của quốc gia, nhận định nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhắm tới đòn bẩy vĩ mô “thích hợp”.
Tỉ lệ bội chi ngân sách cao từng bị chỉ trích như dấu hiệu của việc tăng nợ, nhưng câu hỏi của ông Han về mức độ nợ thích hợp cho thấy chính phủ hướng tới nới lỏng chính sách nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.
“Đòn bẩy phi tài chính dành cho doanh nghiệp của chúng ta ở mức cao nhất thế giới, nhưng chúng ta vẫn nên cân nhắc rằng việc đó luôn bao gồm khoản nợ của cơ quan cấp vốn địa phương và các khoản nợ ngầm khác của địa phương”, ông Han cho biết thêm.
Những bình luận của ông Han cũng đã cho thấy chỉ số nợ so với GDP đã bị bóp méo về cấu trúc, do khoản nợ của các cơ quan cấp ngân sách ở địa phương được xem như khoản nợ chính phủ.
Theo Ngân hàng thanh toán quốc tế tại Thụy Sĩ, tỉ lệ nợ so với GDP của Trung Quốc là 253.1 % tính đến thời điểm cuối tháng 6, giảm từ mức 253.4% trong quý trước. Còn trong cùng kỳ năm trước, con số này là 244%.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/