|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chiến thuật 'trường kì kháng chiến' của thương hiệu lớn trong cuộc chiến với siêu thị

08:10 | 11/09/2019
Chia sẻ
Một số thương hiệu lớn ở Australia đã thành công trong việc ép các siêu thị tăng giá sản phẩm bằng cách ngừng cung cấp hàng trong vài tuần, hay thậm chí vài tháng.

Hiện tượng hiếm trong siêu thị

Những kệ hàng trống rỗng là hiện tượng cực kì hiếm trong các siêu thị của Coles và Woolworth - hai tập đoàn kiểm soát tới gần 80% thị phần bán lẻ ở Australia. 

Song, trong vài tuần hồi tháng 4 và 5, sản phẩm của một số thương hiệu hàng đầu đã biến mất trong các siêu thị của hai nhà bán lẻ bởi các nhà sản xuất ngừng giao hàng, theo ABC.

Nestle, nhà sản xuất bột ngũ cốc Uncle Toby, và hãng sản xuất thực phẩm thú cưng Mars Pet Foods, đã phát động cuộc chiến về giá với các tập đoàn siêu thị. Lý do rất đơn giản: Hai nhà sản xuất muốn mức giá bán lẻ cao hơn.

sieu thi 10

Những khoảng trống trên kệ hàng vì thiếu sản phẩm trong siêu thị. Ảnh: ABC

Jean-Yves Heude, cựu tổng giám đốc của tập đoàn thực phẩm Kellogg's, nhận định các siêu thị ở thế yếu hơn trong cuộc chiến với các nhà sản xuất.

"Mọi doanh nghiệp có thương hiệu lớn đều có quyền lực lớn hơn và ưu thế lớn hơn so với các nhà bán lẻ. Thực tế ấy có nghĩa là, nếu bạn là một nhà cung cấp nhỏ với một thương hiệu không nổi tiếng, bạn sẽ không có ưu thế ấy", Heude giải thích.

Sự khan hiếm đẩy giá lên

Nestle và Mars Pet Foods có thương hiệu lớn, và họ tận dụng lợi thế đó để yêu cầu các siêu thị tăng giá. Ban lãnh đạo Nestle tuyên bố rằng, nhờ chủ trương ngừng cung cấp hàng cho các siêu thị, giá của bột ngũ cốc đã tăng 37% trong 9 tháng, trong khi giá của các loại quả và hạt tăng 10%. Giá điện và gas cũng tăng lần lượt 28% và 21%.

"Phần lớn nhà cung cấp trên thế giới không thể tăng giá thông qua các chuỗi bán lẻ lớn trong vòng 2 hoặc 3 năm qua", Neil Rechlin, một nhà tư vấn ngành thực phẩm của công ty tư vấn Next Gen, phát biểu.

Xu hướng ấy, theo Neil, tạo nên áp lực lớn đối với cả chuỗi siêu thị Coles lẫn Woolworths, và hai tập đoàn bán lẻ lại trút áp lực xuống các nhà cung cấp.

Sữa giá rẻ là một hệ lụy của xu hướng này, và khiến nhiều trang trại sữa ở phương Tây phá sản hoặc rời thị trường.

Giờ đây, một số nhà sản xuất đã chán ngấy tình cảnh không thể tăng giá sản phẩm nên quyết định "vùng lên" để đấu tranh với các chuỗi bán lẻ. Ngay từ năm 2015, tập đoàn bánh kẹo Arnott's (Australia) đã ngừng cung  cấp sản phẩm cho các siêu thị để tạo áp lực tăng giá.

"Sự tăng trưởng của những thương hiệu toàn cầu rất mạnh khiến các siêu thị không còn lựa chọn nào ngoài tăng giá vì nhu cầu của người tiêu dùng với những sản phẩm của thương hiệu mạnh rất cao", tiến sĩ Gary Mortimer, người từng giữ chức vụ quản lí ở chuỗi siêu thị Coles, bình luận.

Mất khách hàng là một nguy cơ nữa đối với các siêu thị, bởi người tiêu dùng sẽ tới những nơi khác để mua sản phẩm mà họ thích.

"Đó là lí do các siêu thị đã phục hồi việc phân phối sản phẩm của Nestle và Mars Pet Foods với mức giá cao hơn trước đây theo yêu cầu của nhà cung cấp", Gary nói.

Các thương hiệu lớn thắng thế

Cuộc chiến giá với Nestle và Mars Pet Foods là chuyện rất hiếm đối với các tập đoàn siêu thị ở Australia, bởi họ đã quen với việc sử dụng quyền lực phân phối để ép giá nhà cung cấp.

"Các siêu thị sẽ yêu cầu nhà sản xuất liệt kê từng thành phần nguyên liệu trong sản phẩm, và nhà sản xuất phải giải thích lí do khiến nhà sản xuất phải tăng giá từng thành phần nguyên liệu", ông ean-Yves Heude nói.

Sai lầm của các siêu thị, theo Heude, là họ mới chỉ coi nhà sản xuất là khách hàng, chứ chưa nghĩ tới viễn cảnh nhà cung cấp sẽ là đối thủ. Các nhà sản xuất hoàn toàn có thể lập kênh phân phối của riêng họ để có thể điều chỉnh giá theo ý muốn.

"Hòa bình giả tạo" giữa các nhà cung cấp và siêu thị ở Australia đã biến mất sau thắng lợi của vài thương hiệu lớn. Chẳng hạn, giá của ngũ cốc Uncle Toby's đã tăng thêm 50 xu mỗi hộp trong một số siêu thị.

Mặc dù vậy, các nhà cung cấp nhỏ vẫn phải trông chờ lòng thương xót của các siêu thị trong cuộc chiến không hồi kết về giá.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nhạc Dương