Nghịch lý thiếu xăng ở 'vương quốc dầu lửa' Venezuela
Gỡ bỏ 'rào cản' trì trệ về kinh doanh xăng dầu |
Người dân xếp hàng chờ mua xăng tại một trạm xăng ở San Cristobal, Venezuela, hôm 10/11 - Ảnh: Reuters. |
Nhưng gần đây, bà Perez phải bỏ cách làm này, vì Venezuela - quốc gia sở hữu trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới - còn rơi vào tình trạng thiếu nghiêm trọng một mặt hàng mà trước nay không ai nghĩ là nước này sẽ thiếu. Đó là xăng dầu.
"Tôi chỉ lái xe khi nào thực sự cần", bà Perez, sống ở thành phố công nghiệp Valencia của Venezuela, cho biết trong cuộc trao đổi với hãng tin Reuters.. Bà cho biết đã không còn đi đến vùng bờ biển Caribbean của Venezuela, nơi chỉ cách nơi bà sống 32 km, để tìm thực phẩm nữa.
Trước đây, tình trạng buôn lậu xăng dầu ra nước ngoài là rất phổ biến ở Venezuela do chính sách trợ giá xăng dầu hào phóng của Chính phủ nước này. Người Venezuela chỉ cần bỏ ra một số tiền bằng giá của 1 kg pho mát là có thể đổ đầy bình xăng 20.000 lần. Bởi vậy mà giới buôn lậu thường gom xăng dầu ở các khu vực ở biên giới nước này để tuồn sang các nước láng giềng bán kiếm lời.
Tuy nhiên, theo Reuters, từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 này, các thành phố đông dân ở miền Trung của Venezuela như Valencia và thủ đô Caracas bắt đầu xuất hiện tình trạng khan hiếm xăng dầu rất hiếm gặp. Đó là kết quả của tình trạng sụt giảm mạnh sản lượng khai thác dầu thô và hoạt động của các nhà máy lọc dầu trong bối cảnh Venezuela bước vào năm suy thoái kinh tế thứ 5 liên tiếp.
Năm ngoái, Venezuela sản xuất hơn 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Nhưng tháng 9 năm nay, sản lượng dầu thô của nước này giảm còn 1,4 triệu thùng/ngày. Từ đầu năm đến nay, sản lượng dầu thô trung bình của quốc gia thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) này chỉ còn 1,53 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất trong gần 7 thập kỷ.
Những nút thắt trong vệc vận chuyển xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu, trung tâm phân phối và cảng dầu tới các trạm xăng càng khiến sự khan hiếm trở nên tồi tệ hơn. Gần đây, nguồn cung xăng ở Caracas và Valencia đã được cải thiện, nhưng những gì đã xảy ra đã buộc người dân Venezuela phải thay đổi thói quen hàng ngày của họ.
Thiếu xăng dầu có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Venezuela vốn dĩ đã suy giảm với tốc độ 2 con số trong năm nay. Đối với những người Venezuela đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thực phẩm, thuốc men, mất điện liên miên và siêu lạm phát, tình trạng thiếu xăng có thể sẽ khiến họ càng thêm phần bất bình với các chính sách của chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro.
"Nỗi sợ hãi mới của tôi là tôi có thể hết xăng", giáo viên tiếng Anh Elena Bustanmante, 34 tuổi, ở Valencia cho biết. "Điều này thay đổi cuộc sống của tôi rất nhiều".
Nền kinh tế Venezuela đã suy giảm quá nửa kể từ khi ông Maduro lên cầm quyền vào năm 2013. Sự suy giảm này một phần do giá dầu giảm chóng mặt và nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô - mặt hàng chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu của Venezuela - sa sút.
Sản lượng dầu sụt giảm của Venezuela có nguyên nhân sâu xa là nhiều năm thiếu đầu tư. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ càng khiến việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư vào ngành dầu lửa Venezuela thêm khó khăn.
Các chính sách kinh tế bị đánh giá là sai lầm của chinh quyền ông Maduro càng khiến nền kinh tế tê liệt, trong khi ông Maduro luôn cho rằng tình trạng này là do các thế lực thù địch trong và ngoài nước gây nên.
Đã có tới 3 triệu người Venezuela, tương đương khoảng 1/10 dân số của nước này di cư ra nước ngoài, chủ yếu trong vòng 3 năm qua - theo số liệu của Liên hiệp quốc.
Hồi tháng 8, ông Maduro công bố kế hoạch tăng giá xăng, một phần trong gói cải cách kinh tế của ông Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, kế hoạch này chưa được triển khai.
Lĩnh vực lọc dầu của Venezuela có công suất thiết kế sản xuất 1,3 triệu thùng xăng dầu mỗi ngày, nhưng hiện chỉ hoạt động với khoảng 1/3 công suất này. Để bù đắp nguông cung xăng thiếu hụt, Venezuela đã đẩy mạnh nhập khẩu xăng.
Xăng nhập khẩu hiện đáp ứng một nửa nhu cầu tiêu thụ của Venezuela. Trong 8 tháng đầu năm nay, Venezuela nhập khẩu trung bình 125.000 thùng xăng mỗi ngày thứ Mỹ, tăng 76% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Xem thêm |