|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nghịch lý nông dân kêu cứu vì khó tiêu thụ rau quả, TP HCM lại khan hiếm

10:15 | 18/07/2021
Chia sẻ
Sở Công Thương TP HCM đã huy động các siêu thị nâng quy mô, năng lực cung ứng từ 1.130 tấn rau quả, thực phẩm tươi sống...lên 2.465 tấn nhưng so với nhu cầu của người dân vẫn thiếu hụt khoảng 1.000 tấn.

Hội Nông dân TP HCM vừa có thư kêu gọi kết nối tiêu thụ vì một số sản phẩm nông nghiệp tại một số địa phương đang gặp khó khăn trong tiêu thụ.

Ngoài ra, Liên đoàn Lao động TP HCM cũng đã phát văn bản gửi các đơn vị trực thuộc vận động công đoàn đứng ra đăng ký tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ nông dân; giới thiệu cho các nhà hảo tâm có nhu cầu tiêu thụ nông sản hoặc hỗ trợ công nhân, người lao động trong các khu phong tỏa, khu dân cư, nhà trọ công nhân...

Trong khi đó, tại buổi họp báo chiều 16/7, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TP HCM cho biết rau củ quả và trứng gia cầm đang là những mặt hàng TP HCM thiếu nhiều nhất.

Nguyên nhân được cho là các địa phương cùng áp dụng chỉ thị 16 khiến nhiều người miền Tây cũng tranh thủ trữ mặt hàng này. Do đó, các nhà cung cấp tại TP HCM khó thu mua và luôn trong tình trạng không đảm bảo được nguồn hàng đáp ứng nhu cầu người dân.

Theo Sở Công Thương, trước khi thực hiện Chỉ thị 16, mỗi ngày người dân thành phố cần 7.000 tấn thực phẩm gồm rau, củ, trái cây, thịt gia súc, gia cầm. Khi ba chợ đầu mối dừng hoạt động, việc cung ứng gặp khó khăn, sản lượng thông qua các chợ đầu mối chỉ đạt 2.700 tấn, giảm hơn 50%.

Hiện nay Sở Công Thương TP HCM đã huy động các siêu thị nâng quy mô, năng lực cung ứng từ 1.130 tấn lên 2.465 tấn nhưng so với nhu cầu của người dân vẫn thiếu hụt khoảng 1.000 tấn rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống...

Trước tình hình này, các điểm bán hàng lưu động đang được tăng cường để giảm tải cho hệ thống siêu thị. Riêng với các chợ truyền thống tạm ngưng, Sở Công Thương đã cho thí điểm mở lại để bán rau. 

Phú Thọ là chợ đầu tiên được triển khai từ ngày 16/7 với số lượng bán ban đầu là 6 tiểu thương. 

"Sở đang tiếp tục làm việc với các quận, huyện để đánh giá tình hình và cho mở lại các chợ truyền thống có đủ điều kiện phòng chống dịch. Các chợ sẽ hoạt động theo mô hình tự quản", ông Phương nói.

Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT và Sở Công thương TP đang bàn giải pháp lâu dài vẫn phải cho kích hoạt một phần chợ đầu mối và chợ truyền thống. Chợ đầu mối là nơi cung cấp 2/3 nguồn rau củ quả cho người dân TP. Trong khi đó, các hệ thống bán lẻ hiện đại gần như đã đổ hết công suất, muốn tăng nữa rất khó. Chỉ có kênh bán lẻ truyền thống mới giúp thị trường lấy lại cân bằng được.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Như Huỳnh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.