|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Ngày 5/9, FPT Retail chốt danh sách cổ đông bàn niêm yết HOSE

11:15 | 05/09/2017
Chia sẻ
FPT mới hoàn tất bán 30% vốn của FPT Retail cho Dragon Capital và VinaCapital. Sau thoái vốn, FPT đã giảm sở hữu tại FPT Retail xuống còn 55%. 
ngay 59 fpt retail chot danh sach co dong ban niem yet hose
Ngày 5/9, FPT Retail chốt danh sách cổ đông bàn niêm yết HOSE

Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản về việc niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). Thời gian chốt danh sách cổ đông là 16h ngày 5/9.

Trước đó vào ngày 11/8, Công ty cổ phần Tập đoàn FPT (Mã: FPT) công bố hoàn tất việc chuyển nhượng 30% vốn điều lệ tại FPT Retail, tương đương 6 triệu cổ phiếu cho các quỹ được quản lý bởi hoặc liên kết với Dragon Capital và VinaCapital.

Cũng theo kế hoạch của FPT, ngoài việc bán cổ phần FPT Retail cho tổ chức, FPT sẽ bán 10% vốn cho các nhà đầu tư khác để giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 50%. Thời gian thực hiện trong năm 2017. Hiện tại FPT nắm 85% vốn FPT Retail.

6 tháng đầu năm 2017, FPT Retail đạt 6.355 tỷ đồng doanh thu thuần, 112 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng lần lượt 31% và 44% so với cùng kỳ năm ngoái.

ngay 59 fpt retail chot danh sach co dong ban niem yet hose Sau kế hoạch thoái vốn của FPT, lần đầu tiên FPT Retail lộ diện khoản lãi hơn 110 tỷ đồng

Lần đầu tiên FPT Retail công bố báo cáo tài chính riêng của công ty, trước đó tình hình hoạt động của FPT Shop được ...

ngay 59 fpt retail chot danh sach co dong ban niem yet hose Bán vốn FPT Retail: Phát súng báo hiệu FPT quay lại mảng kinh doanh cốt lõi?

Kế hoạch thoái bớt vốn từ các công ty con đã được FPT đề cập từ năm 2014, tuy nhiên đến nay mới chính thức ...

ngay 59 fpt retail chot danh sach co dong ban niem yet hose FPT hoàn tất bán 30% vốn FPT Retail cho Dragon Capital và Vina Capital

FPT Retail hiện là nhà bán lẻ lớn thứ 2 tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 7/2017, FPT Retail đang vận hành 438 cửa ...

Hoàng Kiều

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.