Ngày 27/6, giá cà phê thế giới tiếp đà đi xuống
Cập nhật giá cà phê trong nước
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 28/6
Ghi nhận mới nhất lúc 10h20, giá cà phê không có thay đổi mới.
Cụ thể, hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk có giá giao dịch cà phê lần lượt ở mức 121.200 đồng/kg và 121.300 đồng/kg.
Mức giá thu mua thấp nhất hiện được ghi nhận tại tỉnh Lâm Đồng là 120.000 đồng/kg.
Thương lái tại Đắk Nông tiếp tục giao dịch cà phê với giá cao nhất ở mức 121.400 đồng/kg.
Thị trường |
Trung bình |
Thay đổi |
Đắk Lắk |
121.300 |
0 |
Lâm Đồng |
120.000 |
0 |
Gia Lai |
121.200 |
0 |
Đắk Nông |
121.400 |
0 |
Tỷ giá USD/VND |
25.220 |
+5 |
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank
Cập nhật thông tin giá cà phê
Theo ghi nhận mới nhất, giá cà phê trên thị trường thế giới tiếp đà giảm trên hai sàn giao dịch.
Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2024 được ghi nhận tại mức 4.044 USD/tấn, giảm 1,77%.
Giá cà phê arabica giao tháng 9/2024 tại New York ở mức 225,1 UScent/pound sau khi giảm 1,83%.
Báo cáo của ICO cho thấy xuất khẩu cà phê tháng 4 toàn cầu đạt 12 triệu bao, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 7 tháng đầu niên vụ 2023-2024 (tháng 10 đến tháng 4) đạt gần 81 triệu bao so, tăng 11,1% (tương ứng 8,1 triệu bao) so với cùng kỳ niên vụ 2022 - 2023.
Về chủng loại, cà phê nhân xanh chiếm 90% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tháng 4 với 10,8 triệu bao, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đưa tổng xuất khẩu cà phê nhân xanh trong 7 tháng đầu niên vụ lên mức 73,2 triệu bao, tăng 11,4% so với cùng kỳ vụ trước.
Trong đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh arabica Brazil tăng tới 44,9% trong tháng 4 và tăng 21,1% trong 7 tháng đầu niên vụ 2023-2024, đạt tổng cộng 25,2 triệu bao. Xuất khẩu cà phê robusta cũng tăng 13,4% trong tháng 4 và tăng 9% sau 7 tháng đầu niên vụ, đạt 29,1 triệu bao.
Mức tăng trưởng kể trên chủ yếu đến từ Brazil, khi nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới đã vận chuyển 3,2 triệu bao arabica cùng với 0,7 triệu bao robusta ra thị trường quốc tế trong tháng 4, tăng lần lượt là 44,1% và 448,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp đến, xuất khẩu cà phê arabica Colombia ghi nhận mức tăng 5,4% trong tháng 4 và tăng 10,6% trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại, đạt 7,1 triệu bao.
Ngược lại, nhóm cà phê arabica khác giảm 9,1% trong tháng 4 và giảm 0,5% trong 7 tháng đầu niên vụ, xuống còn 11,8 triệu bao. Đã có 15 trong số 29 quốc gia trong nhóm cà phê này chứng kiến xuất khẩu giảm trong tháng vừa qua, đặc biệt là Guatemala, Honduras và Nicaragua, trong khi tăng trưởng được ghi nhận ở Costa Rica, Ethiopia và Peru.