|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Cần biết

Ngày 21/7, giá sầu riêng Thái nhích nhẹ 106.000 đồng/kg

10:01 | 21/07/2024
Chia sẻ
Ghi nhận ngày 21/7, giá sầu riêng Ri6 và sầu Thái biến động nhẹ. Bên cạnh việc xuất khẩu sầu riêng dưới dạng quả tươi, các doanh nghiệp đang tập trung vào việc chế biến sâu loại trái cây này nhằm tăng giá trị, mở rộng thị phần và chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu.

Cập nhật giá sầu riêng hôm nay 21/7/2024

Sáng cuối tuần, giá sầu riêng điều chỉnh trái chiều ở cả ba khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Tại khu vực Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, giá sầu riêng Thái lựa đẹp tiếp đà tăng nhẹ 102.000 đồng/kg đến 106.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Các loại sầu riêng khác giữ nguyên mức giá hôm trước. 

Tại khu vực Tây Nguyên, giá sầu riêng hôm nay duy trì ổn định. Riêng giá Thái mua xô giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, xuống còn 80.000 – 82.000 đồng/kg. 

*(Đơn vị tính: đồng/kg)

Tên loại Sầu Riêng

Ngày 20/7/2024

Ngày 21/7/2024

Thay đổi

KHU VỰC MIỀN TÂY NAM BỘ

RI6 Đẹp Lựa

60.000 – 62.000

60.000 – 62.000

-

RI6 Xô

47.000 – 48.000

47.000 – 48.000

-

Sầu Riêng Thái Đẹp Lựa

102.000 – 105.000

102.000 – 106.000

+1.000

Sầu Riêng Thái Mua Xô

82.000 – 85.000

82.000 – 85.000

-

KHU VỰC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

RI6 Đẹp Lựa

60.000 – 62.000

60.000 – 62.000

-

RI6 Xô

48.000 – 50.000

48.000 – 50.000

-

Sầu Riêng Thái Đẹp Lựa

102.000 – 105.000

102.000 – 106.000

+1.000

Sầu Riêng Thái Mua Xô

82.000 – 85.000

82.000 – 85.000

-

KHU VỰC TÂY NGUYÊN

RI6 Đẹp Lựa

60.000 – 63.000

60.000 – 63.000

-

RI6 Xô

45.000 – 50.000

45.000 – 50.000

-

Sầu Riêng Thái Đẹp Lựa

100.000 – 103.000

100.000 – 103.000

-

Sầu Riêng Thái Mua Xô

80.000 – 83.000

80.000 – 82.000

-1.000

Số liệu: Chogia.vn

*Trên đây là bảng giá sầu riêng tham khảo được thương lái thu mua tại vườn ở các khu vực Miền Tây Nam Bộ, Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Tùy theo đoạn đường hay khu vực vận chuyển mà giá cả sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.

 

Đa dạng hóa sản phẩm để gia tăng thị phần, chiếm lĩnh thị trường

Ngoài việc xuất khẩu sầu riêng dưới dạng quả tươi, các doanh nghiệp còn tập trung vào chế biến sâu để gia tăng giá trị cho nông sản này, mở rộng thị phần và chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu, theo VTV.

Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết thời gian qua, các doanh nghiệp đã đầu tư vào chế biến sâu và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. Họ đang hướng đến xuất khẩu thịt sầu riêng và sầu riêng cấp đông nhằm nâng cao giá trị kinh tế.

Theo ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xuất khẩu sầu riêng tươi đòi hỏi chi phí bảo quản và vận chuyển cao do yêu cầu về lịch trình vận chuyển ngắn và điều kiện bảo quản khắt khe, dẫn đến lợi nhuận bị hạn chế. Thêm vào đó, quá trình xuất khẩu còn gặp nhiều rủi ro và hư hỏng.

"Vì vậy, nhiều doanh nghiệp hiện đang nghiên cứu tiêu chuẩn chế biến chuyên sâu và chuyển đổi sang xuất khẩu múi sầu riêng cấp đông để giảm thiểu rủi ro và tăng giá trị kinh tế", ông Thiệt nhấn mạnh.

Đại diện Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk cho biết, sầu riêng Việt Nam có nhiều thế mạnh so với các đối thủ, đặc biệt là Thái Lan, và có thể tận dụng thế mạnh này để nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

Một lợi thế lớn là thời gian thu hoạch lệch mùa, như sầu riêng Đắk Lắk có vụ chính từ tháng 7 đến tháng 9, tiếp theo là Gia Lai và Bảo Lộc (Lâm Đồng). Thời gian này khác với vụ thu hoạch ở miền Tây Nam Bộ (từ tháng 3 đến tháng 5) và lệch so với Thái Lan (từ tháng 4 đến tháng 6). Lệch mùa giúp tạo ra sự khan hiếm cục bộ trên thị trường xuất khẩu. Chính điều này khiến Thái Lan, một nước xuất khẩu sầu riêng mạnh, phải mua sầu riêng từ Việt Nam.

"Sầu riêng Việt Nam có lợi thế lớn nhờ khả năng sản xuất trái vụ, điều mà Thái Lan chưa làm được", ông Đặng Phúc Nguyên nhấn mạnh.

Hiện tại, các tỉnh Tây Nguyên đang thương thảo xuất khẩu sầu riêng cấp đông chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Nếu thành công, sầu riêng Việt Nam sẽ có thêm nhiều kênh phân phối và mở rộng thị trường.

Không chỉ vậy, khi chuyển đổi từ xuất khẩu sầu riêng tươi sang sầu riêng cấp đông, các vùng trồng trọng điểm như Tây Nguyên có thể mở rộng thị trường xuất khẩu từ Trung Quốc sang Thái Lan, châu Âu, Úc và Mỹ.

"Tập trung chế biến sâu và xuất khẩu sầu riêng cấp đông là hướng đi đầy triển vọng, mở ra nhiều cơ hội 'vàng' cho sầu riêng Việt Nam. Không còn bị lệ thuộc vào mùa vụ, sầu riêng sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn tại các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt được điều này cần sự hợp tác của các doanh nghiệp và người nông dân để xây dựng hệ thống vận tải chuyên dụng và các dịch vụ logistics chất lượng, an toàn và bền vững", Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam khẳng định. Bên cạnh thị trường chủ đạo là Trung Quốc, sầu riêng Việt Nam còn mở rộng sang Hàn Quốc, ASEAN và đang hướng tới thị trường Ấn Độ. Các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là hướng đi tất yếu bởi việc phụ thuộc vào một thị trường duy nhất sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

 

Minh Thư