|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu 21/7, thị trường tuần qua giảm, neo dưới mốc 150.000 đồng/kg

06:00 | 21/07/2024
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay dao động trong khoảng 147.000 - 149.000 đồng/kg. Trong tuần qua, giá tiêu giảm khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu trong nước

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 22/7

Giá tiêu tuần qua tiếp đà đi xuống tại các địa phương trọng điểm. 

Cụ thể, sau khi giảm 2.000 đồng/kg, thương lái tại Đắk Lắk và Bình Phước đang cùng thu mua hồ tiêu ở mức 148.000 đồng/kg. Đây cũng là giá giao dịch được ghi nhận tại Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi giảm 3.000 đồng/kg. 

Mức giá hồ tiêu tại Gia Lai và Đồng Nai là 147.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg trong tuần qua. 

Tỉnh Đắk Nông hiện đang có giá cao nhất là 149.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với đầu tuần. 

 

Cập nhật thông tin hồ tiêu

Xuất khẩu hồ tiêu của Brazil đạt mức cao kỷ lục 92.065 tấn vào năm 2021, nhưng sau đó giảm xuống còn 86.359 tấn năm 2022 và 80.725 tấn năm 2023.

Sản lượng giảm từ Brazil và Việt Nam, hai quốc gia sản xuất hồ tiêu hàng đầu thế giới đã đẩy giá tiêu thế giới liên tục tăng cao trong thời gian qua.

Trong những tuần gần đây, mặc dù giá tiêu có phần ổn định trở lại nhưng vẫn đang dao động ở mức cao nhất trong khoảng 8 năm trở lại đây.

Dữ liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho thấy, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/7, giá tiêu đen ASTA của Brazil dao động ở mức 7.125 USD/tấn, tăng 2,1 lần so với đầu năm nay và gấp 2,3 lần cùng kỳ năm ngoái.

Giá tiêu đen xuất khẩu loại 500 g/l và 550 g/l của Việt Nam đang dao động ở mức 6.000 – 6.600 USD/tấn, tăng 54 – 65% so với đầu năm nay.

Tại nhà sản xuất lớn khác là Indonesia, giá tiêu cũng tăng khoảng 86% so với đầu năm nay lên mức 7.223 USD/tấn.

Như vậy, đây là lần hiếm hoi đầu tiên trong nhiều năm qua giá tiêu đen của Brazil vượt lên trên Việt Nam. 

Một số chuyên gia nhận định dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu sẽ được thị trường tiếp tục ghi nhận và phản ánh trong thời gian tới cho đến khi giáp hạt.

Trong khi đó, chi phí vận chuyển hàng hóa  tăng nhanh và tắc nghẽn cảng ở châu Á cũng tác động đến giá cả ở các thị trường nhập khẩu, và có thể gây ra sự chậm trễ vận chuyển. Điều này khiến giá tăng trong trung và dài hạn.

Thanh Hạ