|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đầu tuần 22/7, giá tiêu giảm 1.000 đồng/kg ở một vài địa phương

06:00 | 22/07/2024
Chia sẻ
Giá tiêu ngày hôm nay giảm nhẹ 1.000 đồng/kg ở một vài nơi. Giá cao su trên hai sàn giao dịch cùng ghi nhận tăng hơn 0,4%.

Cập nhật giá tiêu

Tại thị trường trong nước

Ghi nhận mới nhất, giá tiêu hôm nay cùng giảm 1.000 đồng/kg tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, hiện ghi nhận ở mức 146.000 đồng/kg.

Thương lái tại Gia Lai, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đang cùng thu mua hồ tiêu với giá 145.000 đồng/kg. 

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

146.000

-1.000

Gia Lai

145.000

-

Đắk Nông

146.000

-1.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

145.000

-

Bình Phước

145.000

-

Đồng Nai

145.000

-

 

Trên thị trường thế giới thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 21/7 (theo giờ địa phương), giá giao dịch tiêu đen Lampung (Indonesia), giá thu mua tiêu đen Brazil ASTA 570 và giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA duy trì ổn định so với ngày 19/7.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 19/7

Ngày 21/7

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

7.2191

7.2191

0

Tiêu đen Brazil ASTA 570

7.125

7.125

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

7.500

7.500

0

Cùng thời điểm khảo sát, giá thu mua tiêu trắng Muntok và giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có thay đổi mới. 

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 19/7

Ngày 21/7

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

9.157

9.157

0

Tiêu trắng Malaysia ASTA

8.800

8.800

0

Việt Nam, nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới đang là khách hàng lớn nhất của ngành tiêu của Brazil. Trong nửa đầu năm nay, Brazil đã xuất khẩu 5.910 tấn hồ tiêu tới Việt Nam, giảm 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm gần 16% tổng lượng tiêu xuất khẩu của quốc gia Nam Mỹ này.

Giá tiêu xuất khẩu của Brazil sang Việt Nam đạt bình quân 3.488 USD/tấn, tăng 19% so với nửa đầu năm ngoái, nhưng thấp nhất trong số 15 quốc gia nhập khẩu  tiêu hàng đầu từ Brazil. Đồng thời thấp hơn đáng kể so với mức giá xuất khẩu bình quân 4.454 USD/tấn của Việt Nam ra thị trường quốc tế trong cùng thời gian.

Các thị trường xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu khác của Brazil trong nửa đầu năm 2024 gồm: Ấn Độ đạt 3.892 tấn, tăng 47,2%; Pakistan đạt 3.703 tấn, tăng 63,3%...

Ngoài ra, lượng tiêu vận chuyển đến Mỹ và EU lại tăng rất mạnh. Cụ thể, xuất khẩu sang Mỹ tăng gần 8 lần lên 1.402 tấn, tới Đức tăng 14,8%, Pháp tăng 37,1%, Italy tăng 150%. Tuy nhiên, một số thị trường khác như Senegal, Morocco, Ai Cập, Hà Lan… lại chứng kiến sự sụt giảm.

Ảnh minh họa: Thanh Hạ. 

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2024 tăng 0,44% lên mức 318,4 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2024 tăng 0,41% ở mức 14.615 nhân dân tệ/tấn.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu 1,25 triệu tấn hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), với trị giá 1,88 tỷ USD, giảm 23,5% về lượng và giảm 17,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Lào là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc. 

Trừ Thái Lan và Việt Nam, lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp nhập khẩu của Trung Quốc từ các thị trường còn lại đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. 

Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc với 415,93 nghìn tấn, trị giá 604,42 triệu USD, giảm 17,2% về lượng và giảm 12,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. 

Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 33,1% trong tổng lượng nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, cao hơn so với mức 30,56% của 5 tháng đầu năm 2023, thông tin từ Bộ Công Thương Việt Nam. 

Trong thời gian này, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp từ các thị trường như: Malaysia, Myanmar, Lào, Philippin; trong khi giảm nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Campuchia,...

Thanh Hạ

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.