|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Ngày 19/9: Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng, Trung Quốc gặp khó trong việc giữ kinh tế ổn định

18:54 | 19/09/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán châu Á ngày 19/9 đồng loạt đi lên. Nhật Bản khá lạc quan trong khi Trung Quốc gặp khó khăn trong việc duy trì sự ổn định về nền kinh tế.
ngay 199 chung khoan chau a dong loat tang trung quoc gap kho trong viec giu kinh te on dinh Ngày 18/9: Chứng khoán châu Á bật tăng bất chấp căng thẳng thương mại

Tại Australia, ASX 200 tăng 0,46% đóng cửa ở mức 6.190 điểm với cổ phiếu của Rio Tinto tăng 3,06%, Fortescue tăng 4,7% và BHP tăng 2,92%.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,08% lên 23.672,52 điểm và chỉ số Topix tăng 1,46% đóng cửa ở mức 1.785,66 điểm. Ngân hàng Nhật Bản duy trì chính sách tiền tệ ổn định và duy trì quan điểm lạc quan về nền kinh tế. Trong tuyên bố chính sách của mình, ngân hàng trung ương cho biết họ hy vọng nền kinh tế Nhật Bản “tiếp tục mở rộng vừa phải” và nhu cầu trong nước có khả năng đi theo xu hướng tăng.

Tại Trung Quốc, Shanghai composite tăng 1,14% lên mức 2.730,85 điểm, và Shenzen composite tăng 1,35% đóng cửa ở mức 1.423,22 điểm.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,19% lên 27.407,37 điểm. Tại Hàn Quốc, Kospi giảm 0,02% về mức 2.308,46 điểm.

ngay 199 chung khoan chau a dong loat tang trung quoc gap kho trong viec giu kinh te on dinh
Thị trường chứng khoán châu Á phiên 19/9. Nguồn: CNBC

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Thiên Tân ngày 19/9, ông Lý Khắc Cường – Thủ tướng Trung Quốc thừa nhận quốc gia này đang phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn trong việc duy trì hiệu quả ổn định của nền kinh tế. Nhưng ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc cảm thấy thoải mái với tình hình kinh tế của mình, và rằng Bắc Kinh đã chuẩn bị đầy đủ các công cụ chính sách để thúc đẩy khả năng phục hồi của đất nước trong việc đối phó với nhiều khó khăn khác nhau.

Trung Quốc tuyên bố áp thuế hơn 5.000 hàng hóa của Mỹ trị giá khoảng 60 tỷ USD, tại các mức 5%, 10% và có hiệu lực vào ngày 24/9. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ áp dụng mức thuế 10% đối với một số hàng hóa trước đây đánh trên khoản 20%. Đồng thời, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để chống lại Mỹ.

Jo Masters, chuyên gia phân tích tại ANZ cho biết: “Có vẻ đây sẽ là một cuộc tranh chấp kéo dài. Và khi nó leo thang, kinh tế có thể sụp đổ”.

Trong tình thế này, lượng tín phiếu, trái phiếu kho bạc Mỹ tại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua, đạt 1.171 tỷ USD trong tháng 7. Điều này được xem như một cách mà Trung Quốc trả đũa chống lại Mỹ khi tranh chấp thương mại đang diễn ra. Tuy nhiên, các nhà chiến lược đang hoài nghi Trung Quốc có thực sự cố gửi một thông điệp theo cách này.

Trên thị trường tiền tệ, USD Index (đo lường đồng USD so với rổ tiền tệ) giao dịch ở mức 94,44 điểm vào 17h44 giờ HK/SIN, giảm từ mức trên 94,8 điểm hồi đầu tuần.

Đồng yên Nhật (JPY), được coi là đồng tiền trú ẩn an toàn giao dịch ở mức 112,33 JPY/USD, suy yếu so với mức dưới 111,6 JPY/USD trong tuần trước. Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn của Nhật Bản gồm Toyota tăng 0,85%, Nissan tăng 1,16% và Honda thêm 3,01%. Bên cạnh đó, đồng đô la Úc (AUD) tăng nhẹ lên mức 0,725 USD/AUD.

Các nhà phân tích cho rằng hầu hết thị trường đều chấp nhận sự leo thang trong căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

David de Garis, giám đốc kinh tế và thị trường tại Ngân hàng Quốc gia Úc lưu ý: “Điều này phản ánh tâm trạng mạo hiểm với thị trường chứng khoán, hàng hóa, lợi suất trái phiếu và tiền tệ”. Giá dầu giảm trong phiên giao dịch buổi chiều ở châu Á với dầu WTI giảm 0,2% ở mức 69,71 USD/thùng lúc 17h47 giờ HK/SIN và dầu Brent giảm 0,3% xuống 78,79 USD/thùng.

Trên Sàn giao dịch Hàng hóa New York, giá dầu WTI giao trong tháng 11 tăng 1,4% lên 69,85 USD/thùng sau dấu hiệu cho thấy OPEC không sẵn sàng tăng sản lượng để giải quyết nguồn cung thu hẹp từ Iran.

Xem thêm

Nhật Huyền