|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành nuôi heo có thể khởi sắc nếu nhập lậu được kiểm soát chặt

14:54 | 08/03/2024
Chia sẻ
Theo nhiều chuyên gia, thời gian qua nguồn cung heo hơi ổn định do trước đó dịch tả heo châu Phi đã khiến người dân không đẩy mạnh tái đàn. Bên cạnh đó, thời gian gần đây cơ quan chức năng kiểm soát tốt các tuyến biên giới không cho heo nhập lậu vào Việt Nam.

Trong báo cáo mới đây, Cục Xuất nhập khẩu nhận định nếu việc kiểm soát kiểm soát heo nhập lậu được duy trì tốt, ngành chăn nuôi heo trong nước có thể khởi sắc trong thời gian tới.

Theo nhiều chuyên gia, thời gian qua nguồn cung heo hơi ổn định do trước đó dịch tả heo châu Phi đã khiến người dân không đẩy mạnh tái đàn. Bên cạnh đó, thời gian gần đây cơ quan chức năng kiểm soát tốt các tuyến biên giới không cho heo nhập lậu vào Việt Nam.

Ngoài ra, nguồn cung từ đường nhập khẩu chính ngạch cũng giảm mạnh trong tháng 1. 

Tháng 1, Việt Nam nhập khẩu 5,86 nghìn tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 13 triệu USD, giảm 23% về lượng và giảm 25,2% về trị giá so với tháng 12/2023.

Giá nhập khẩu trung bình đạt 2.221 USD/tấn, giảm 3,1% so với tháng 12/2023 và giảm 5,6% so với tháng 1/2023. 

Trong tháng 2, tình hình chăn nuôi trên cả nước ổn định, nhưng sức tiêu thụ thịt heo trên thị trường vẫn còn ảm đạm. Giá heo hơi tại các tỉnh, thành phố trên cả nước biến động trái chiều, giảm tại các tỉnh khu vực miền Bắc, trong khi tăng tại tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. 

 Nguồn: Anovafeed (H.Mĩ tổng hợp)

Tại khu vực miền Bắc, hiện giá heo hơi ở hầu hết các tỉnh, thành phố dao động trong khoảng 56.000- 57.000 đồng/kg, giảm từ 2.000-3.000 đồng/ kg so với cuối tháng 1. 

Trong khi đó, tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên và miền Nam hiện giá heo hơi dao động trong khoảng 54.000- 58.000 đồng/kg, tăng từ 1.000-2.000 đồng/kg so với cuối tháng 1. Mức giá heo hơi như hiện nay đã cao hơn giá thành chăn nuôi.

 

H.Mĩ

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).