|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ngành nghề nào tạo ra nhiều tỷ phú nhất thế giới năm 2023?

07:35 | 10/04/2023
Chia sẻ
Tạp chí Forbes mới đây đã liệt kê 10 lĩnh vực tạo ra nhiều tỷ phú nhất thế giới năm nay, trong đó có những lĩnh vực đã quen thuộc với nhiều người như tài chính và đầu tư, sản xuất hay công nghệ.

Có rất nhiều cách để làm giàu, nhưng nếu muốn trở thành một trong những người giàu nhất thế giới, tạp chí Forbes đã liệt kê ra top 10 ngành nghề có thể giúp bạn dễ đạt được điều đó hơn.

Theo đó, tài chính và đầu tư là lĩnh vực tạo ra nhiều tỷ phú nhất thế giới năm 2023 với 372 người, bao gồm các ông trùm quỹ phòng hộ, chủ ngân hàng, nhà đầu tư mạo hiểm và nhà sáng lập các công ty fintech. Dù vậy, con số này đã giảm so với 393 người vào năm ngoái trong bối năm qua là một năm đi xuống với phần lớn tỷ phú trên toàn cầu.

Nhìn chung, các tỷ phú trong lĩnh vực tài chính và đầu tư chiếm 14% trong danh sách tỷ phú toàn cầu năm nay, giảm nhẹ so với tỷ lệ 15% vào năm 2022. Người giàu nhất ngành vẫn là huyền thoại đầu tư Warren Buffett, người giàu thứ 5 thế giới với tài sản ròng ước tính 106 tỷ USD.

Lĩnh vực tạo ra nhiều tỷ phú thứ hai thế giới năm nay là sản xuất với 324 tỷ phú, thấp hơn so với 337 tỷ phú một năm trước. Người giàu nhất trong lĩnh vực này là Reinhold Wuerth, một doanh nhân người Đức, người đã tiếp quản công việc kinh doanh ốc vít của gia đình ông vào năm 1954 và đã phát triển nó thành một gã khổng lồ trị giá 16 tỷ USD (doanh thu hàng năm). Ông sở hữu khối tài sản ròng trị giá ước tính 29,7 tỷ USD.

Top 10 lĩnh vực tạo ra nhiều tỷ phú nhất thế giới năm 2023. (Nguồn: Forbes - Doanh Chính tổng hợp).

Trong khi đó, các công ty công nghệ đã có một năm đầy biến động với nhiều đợt sa thải lớn tại nhiều công ty. Năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp mà số lượng tỷ phú công nghệ đã sụt giảm. Theo tạp chí Forbes, hiện chỉ còn 313 tỷ phú công nghệ trên thế giới, giảm so với mức 341 tỷ phú vào năm ngoái.

Tuy nhiên, công nghệ vẫn là lĩnh vực tạo ra nhiều tỷ phú thứ ba trong danh sách tỷ phú toàn cầu năm nay, đồng thời đây cũng là nhóm sở hữu tổng tài sản ròng lớn nhất với khoảng 1.900 tỷ USD, nhiều hơn 170 tỷ USD so với nhóm tỷ phú thời trang và bán lẻ.

Ông trùm công nghệ Jeff Bezos, cựu CEO Amazon là tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới với tài sản ròng trị giá ước tính 180 tỷ USD. (Forbes liệt kê Elon Musk là tỷ phú ngành "ô tô" vì phần lớn tài sản ròng của ông đến từ nhà sản xuất ô tô điện Tesla).

Thời trang và bán lẻ đứng ở vị trí thứ tư, với 266 tỷ phú, tăng từ mức 250 người vào năm 2022, trong đó có 19 thành viên mới. Không ai trong ngành có kết quả tốt hơn tỷ phú Bernard Arnault, chủ tịch kiêm CEO của gã khổng lồ hàng xa xỉ LVMH.

Giá trị tài sản ròng của tỷ phú Bernard Arnault đã tăng thêm 53 tỷ USD trong năm qua, lên mức ước tính là 211 tỷ USD, qua đó giúp ông trở thành người giàu nhất thế giới. Một cái tên đáng chú ý đã không lọt vào danh sách tỷ phú năm nay là nam rapper Kanye West, người chứng kiến giá trị tài sản ròng giảm mạnh sau khi Adidas bỏ dòng thời trang Yeezy vào mùa thu năm ngoái.

Đứng thứ 5 trong danh sách là lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, với 212 tỷ phú, tăng so với mức 203 người vào năm ngoái. Một số cái tên mới nổi trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống đã được hưởng tài sản thừa kế từ những người họ hàng đã qua đời trong năm qua.

Anh Nguyễn

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.