|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành gạo Campuchia đang 'tự lấy đá đập vào chân mình'?

18:30 | 10/12/2018
Chia sẻ
Một năm trước, Liên minh châu Âu (EU) đã cho phép Campuchia sử dụng Hệ thống Hài hòa (HS Code) đặc biệt đối với gạo thơm Jasmine và gạo trắng để phân biệt với loại gạo Indica khác, một động thái có thể cứu quốc gia này khỏi rắc rối đang vướng vào. 

Tuy nhiên, điều này đã không được hiện thực hóa vì thái độ hờ vững và kiêu ngạo khiến những người chơi chính trên thị trường tin rằng Campuchia có thể không chịu bất kì mối đe dọa nào nếu được bảo hộ bằng đặc quyền "Nhập khẩu mọi thứ trừ vũ khí", áp dụng cho các quốc gia đang phát triển.

Tuy nhiên, ưu đãi này đã chấm dứt. EU triển tiến hành điều tra phòng vệ nhằm xác định liệu nhập khẩu gạo Indica xát kĩ và xát sơ bộ từ Campuchia và Myanmar có mang lại những thách thức nghiêm trọng cho các nhà sản xuất loại gạo tương tự hoặc sảm phẩm cạnh tranh của EU.

Hôm 5/11, Tổng cục Thương mại của Ủy ban châu Âu (EC) đã xác nhận sự gia tăng đáng kể của gạo nhập khẩu từ Campuchia và Myanmar đã gây ra thiệt hại kinh tế đối với ngành gạo của châu Âu.

Khối liên minh cũng đang trong quá trình phân loại gạo Indica xát kĩ và xát sơ bộ từ Campuchia và Myanmar với mã hàng hóa tương tự với gạo Indica EU.

Điều này đã gây thiệt hại cho ngành gạo Campuchia, và mặc dù Cơ quan Hải quan địa phương đang làm việc với mã hàng hóa của riêng mình, nỗ lực này được xem là quá nhỏ, quá muộn vì EU đã đề xuất chế độ thuế.

Hôm 4/12, các thành viên đã không thống nhất được về việc áp đặt thuế lũy thoái, sẽ được bắt đầu vào ngày 1/1/2019, nhưng hiện quyết định bỏ phiếu hay loại bỏ thuế quan nằm trong tay của tòa án EU.

nganh gao campuchia dang tu lay da dap vao chan minh
Ảnh minh họa.

Gạo Campuchia thực sự là gạo Indica?

Phần lớn chỉ trích cho rằng chính phủ và Liên đoàn Gạo Campuchia (CRF) có thể đã khiến ảnh hưởng toàn bộ quá trình phân loại với EU. Ngoài ra, cũng có tranh chấp bấy lâu nay về việc liệu gạo Campuchia có phải là loại Indica hay không.

Thực tế là Campuchia sản xuất gạo thơm Jasmine và gạo trắng cho thị trường EU, vốn phân loại là gạo Indica.

"Campuchia nằm tại vùng nhiệt đới, nơi loại gạo được trồng, gồm gạo thơm và gạo trắng, là giống gạo Indica truyền thống. Tại vùng ôn đới như Nhật Bản và Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Italy, loại gạo được trồng là gạo Japonica.

"Tuy nhiên, Tây Ban Nha cũng có khí hậu Địa Trung Hải, vì vậy có thể trồng gạo trắng", ông Buyung Hadi, đại diện của Viện Nghiên cứu gạo Quốc tế (IRRI) tại Campuchia, cho biết.

Gạo trắng có năng suất cao và tăng trưởng nhanh nhưng thường có chất lượng thấp, và được giao dịch ở mức giá thấp so với gạo thơm, vốn nhạy cảm với ánh sáng, tức là cần nhiều thời gian để tăng trưởng và có thể được trồng trong một thời gian hạn chế. Điều này dẫn đến nguồn cung thấp, kéo giá lên cao.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), sản lượng gạo tại Campuchia được dự báo tăng trong năm nay lên 10,7 triệu tấn. Xuất khẩu gạo xát được dự báo lên đến gần 1,5 triệu tấn, từ mức 1,4 triệu tấn trong năm ngoái.

75% gạo sản xuất tại EU là Japonica và 25% là Indica (gạo trắng hạt dài), trong khi 55% xuất khẩu gạo của Campuchia sang EU là gạo thơm. Điều này dường như loại bỏ sự cạnh tranh với gạo trắng EU.

Vì vậy, lập luận thiếu sự cạnh tranh với ngành gạo của EU khiến ông Buyung gặp khó khăn trong việc lí giải tại sao các biện pháp phòng vệ lại nhắm vào gạo trắng.

Nguyên nhân của việc bị áp biện pháp phòng hộ

Các nhà chỉ trích cho rằng nguyên nhân khiến Campuchia bị áp thuế là toàn bộ động thái bảo vệ Campuchia khỏi thuế quan không có sự thống nhất. Cùng với đó, các nhà xuất khẩu trong CRF được cho là quan tâm tới việc duy trì biên lợi nhuận thay vì đấu tranh cho lợi ích của người trồng lúa, điều mà họ nhiệt tình tuyên bố thực hiện.

Theo nguồn tin hiểu rõ về vấn đề, các nhà xuất khẩu và xay xát gạo, thành phần chủ yếu của CRF, được cho là đang mua gạo từ người nông dân ở mức giá thấp, thường dưới giá thị trường.

Tổng thư kí CRF Moul Sarith cho biết, các buổi thảo luận với thành viên bắt đầu từ tháng 3, cùng với văn bảo ghi chép đã được gửi tới EU như một phản hồi về đề xuất của khối liên minh gửi lên Tổng cục Thương mại.

Hiện, các cuộc đàm phán căng thẳng đang diễn ra tại EU.

Trong trường hợp không có kết quả thuận lợi, CRF hi vọng sẽ làm việc với các luật sư cho hành động tiếp theo.

Tuy nhiên,theo một nguồn tin thân cận với vấn đề này, Campuchia sẽ có thể duy trì hoạt động kinh doanh gạo của mình ngay cả trong trường hợp hệ thống thuế được triển khai.

"Giá gạo Jasmine của Campuchia vẫn rẻ hơn 200 USD so với gạo Thái. Nếu Thái Lan có thể tiếp thị gạo, Campuchia sẽ không gặp vấn đề gì khi làm điều tương tự. Việt Nam cũng có thể được coi là một thị trường trọng điểm cho xuất khẩu gạo địa phương, theo tuyên bố của các nhà xuất khẩu Campuchia", nguồn tin cho biết.

Tuy nhiên, các nhà xay xát Việt Nam thường giao dịch trực tiếp với nông dân trồng lúa để được tái chế biến tại Việt Nam và xuất khẩu với giá rẻ hơn. Các nhà xay xát và xuất khẩu Campuchia có thể sẽ có ít gạo xát hơn để xuất khẩu cho người mua cuối cùng, điều này thường xuyên xảy ra khi giá lúa được các nhà môi giới Việt Nam hoặc Thái Lan đến mua lúa từ nông dân kéo lên.

Lyly Cao