|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ngành fintech Việt Nam nhận 410 triệu USD đầu tư trong 9 tháng đầu năm, chỉ sau Singapore

15:51 | 12/12/2019
Chia sẻ
Số vốn nhận đầu tư ngành của Việt Nam chiếm 36% tổng vốn trong khu vực, tăng đáng kể so với 0,4% vào năm ngoái.

Các công ty công nghệ tài chính (fintech) của Việt Nam đã nhận về 410 triệu USD đầu tư trong khoảng thời gian từ tháng 1/2019 tới tháng 9/2019. 

Số tiền này tương đương 36% tổng số vốn rót vào thị trường Đông Nam Á, và chỉ xếp sau duy nhất Singapore, Crowdfundinsider cho biết.

Theo báo cáo của Ngân hàng United Overseas (UOB), PricewaterhouseCoopers (PwC) và Hiệp hội Fintech Singapore (SFA), thị phần vốn mà các quĩ đầu tư mạo hiểm rót vào Fintech Việt Nam đã tăng lên đáng kể từ con số 0,4% vào năm ngoái.

quet-ma-trung-vang-voi-qua-tang-len-toi-8-5-ty-dong-khi-thanh-toan-qua-qr-pay-15640396684311788796065-crop-15640396770492124165730

VNpay nhận 300 triệu USD từ SoftBank và GIC là thương vụ đầu tư vào Fintech tại Việt Nam lớn nhất năm 2019. Ảnh: VNpay

Singapore tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu khu vực với việc chiếm 51% tổng số vốn đầu tư về Fintech tại Đông Nam Á, giảm nhẹ so với mức 53% vào năm ngoái. Indonesia xếp ngay sau Việt Nam với 12%, nhưng đây là một con số đáng thất vọng bởi năm 2018 số vốn trong ngành họ hút về là 49%.

Nhìn chung, Đông Nam Á đang có dấu hiệu tăng trưởng vốn đầu tư về ngành Fintech. Trong 9 tháng đầu năm, tổng số vốn theo thống kê lên đến 1,14 tỉ USD, tăng hơn 32 lần so với con số 35 triệu USD vào năm 2014.

Việc Việt Nam bật lên hẳn trong năm 2019 có sự đóng góp lớn từ hai thương vụ lớn mang tên MoMo Pay và VNpay, đều trong mảng ví điện tử và thanh toán.

Chen_tin_Lan_18-1-19

Momo nhận đầu tư 100 triệu USD vào tháng 1/2019. Ảnh: Momo

Tháng 7/2019, VNpay đã chốt được hợp đồng hợp tác đầu tư và nhận về 300 triệu USD vốn từ SoftBank của Nhật Bản và Quĩ đầu tư GIC của Singapore.

Trước đó vào tháng 1/2019, Momo cũng đã gọi vốn thành công 100 triệu USD từ nhiều nhà đầu tư khác nhau trong đó có công ty Warburg Pincus của Mỹ cho vòng Series C của mình. Hai thương vụ này chiếm tới 98% tổng số vốn Fintech đầu tư vào thị trường Việt Nam cho tới hết tháng 9 của năm 2019.

Về số lượng thương vụ đầu tư, Việt Nam đã tăng đáng kể tử 2% vào năm ngoái lên con số 8% vào năm nay, đưa Việt Nam lên xếp ở vị trí thứ 3 trong khu vực. Xếp trên Việt Nam lần lượt là Singapore (51%) và Indonesia (28%).


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tiểu Phượng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.