Ngành đường mở hội nghị quốc tế 'mổ xẻ' thực trạng, định vị tương lai
Trong mấy năm trở lại đây, ngành mía đường Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn từ sự cạnh tranh của đường nhập ngoại, đường nhập lậu và bài toán dư cung; giá thành cao của đường trong nước do nguồn nguyên liệu không ổn định; công nghệ kỹ thuật chế biến chưa theo kịp các nước trên thế giới.
Chính vì điều này, sắp tới đây, hàng chục doanh nghiệp (DN) và hàng trăm chuyên gia về mía đường sẽ quy tụ về Thanh Hoá để bàn các giải pháp phát triển ngành mía đường trong tương lai
Theo Ban tổ chức, Hiệp hội mía đường cùng các DN trong ngành sẽ làm việc trong 3 ngày từ 27 - 29/9 tại Thanh Hoá. Trong ngày 27/9, sẽ diễn ra Hội nghị Quốc tế quy mô lớn nhất trong vòng 20 năm nay về ngành mía đường, các đại biểu gồm DN trong nước, ngoài nước và các chuyên gia mía đường sẽ trao đổi về các chủ đề đổi mới công nghiệp mía đường; chính sách - công nghệ - kinh tế - sinh thái phát triển bền vững tầm nhìn 2025 – 2030.
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (Thanh Hoá), đơn vị tổ chức cho biết: Các DN sẽ trao đổi, thảo luận kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước trong xây dựng chuỗi giá trị mía đường, nhằm đề ra các giải pháp cho phát triển ngành mía đường Việt Nam thời kỳ hội nhập thế giới sâu rộng.
Hiện, ngành mía đường Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Tính đến năm 2016, cả nước có 41 nhà máy đường phân bổ khắp từ Bắc đến Nam. Diện tích mía nguyên liệu đạt 284.000 ha chiếm 5% diện tích đất nông nghiệp cả nước. Về sản xuất, trong hơn 10 năm qua, ngành mía đường chỉ sản xuất được 1,2 triệu tấn đường, với giá đường bán lẻ bình quân cả nước khoảng 20.000 đồng/kg thì doanh thu toàn ngành đạt 24.800 tỷ đồng, chiếm 0,53% GDP cả nước.
So với ngành đường thế giới, Việt Nam hiện nay đứng thứ 14 về diện tích trồng mía và sản lượng đường. Quy mô sản xuất còn khá nhỏ, diện tích và sản lượng đường chiếm tỷ trọng lần lượt là 1,16% và 0,85% toàn cầu. Quy mô sản xuất ngành mía đường của Việt Nam chỉ bằng 16% quy mô của Thái Lan.
Theo nhận định, những rủi ro lớn nhất của ngành mía đường gặp phải sắp tới đến từ hội nhập kinh tế với khu vực ASEAN. Ngành phải cạnh tranh trực tiếp với đường Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới với giá thành sản xuất đường thấp hơn 31% so với Việt Nam. Các công ty trong ngành đang phải nỗ lực đổi mới, phấn đấu theo định hướng phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đạt được khả năng cạnh tranh vào giai đoạn 2020-2030…
Hội nghị sẽ có sự tham gia của hàng trăm đại biểu từ Trung ương đến địa phương, trong và ngoài nước cùng nhiều lãnh đạo của các công ty mía đường hàng đầu Việt Nam, trong đó có những người đứng đầu ngành và những người am hiểu ngành như ông Nguyễn Xuân Cường (Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và ông Cao Đức Phát, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương.
Đường trong nước trước áp lực giảm giá Thuế suất nhập khẩu đường sẽ không còn là rào cản để bảo vệ ngành đường trong nước trong thời gian tới, trong khi xuất ... |
Chữ đường: 'Góc tối' ngành mía đường Một chuyên gia có tiếng trong ngành đường nói, chữ đường là một bí ẩn đào sâu chôn chặt của các NM đường, "vết đen" ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/