|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành chăn nuôi heo Philippines trên đà phục hồi từ khủng hoảng dịch ASF

18:50 | 07/10/2021
Chia sẻ
Dịch tả heo châu Phi (ASF) dường như đã được kiểm soát tại Philippines khi các báo cáo chỉ ra số ca nhiễm bệnh đang giảm và chỉ dưới 1% trong số gần 3.000 ngôi làng đã ghi nhận bùng dịch kể từ khi các trường hợp đầu tiên được phát hiện vào năm 2019. Điều này diễn ra khi việc thử nghiệm vắc xin ASF đang được tiến hành ở Philippines.

Philippines đã bị ảnh hưởng nặng nề khi dịch ASF bùng phát kể từ năm 2019. Đàn heo giảm vì dịch bệnh đã buộc quốc gia Đông Nam Á phải tăng cường nhập khẩu thịt heo để giải quyết tình trạng thiếu hụt trầm trọng trong nước. 

Cục Chăn nuôi (BAI), thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines (DA), nhấn mạnh rằng kể từ giữa năm 2019, virus ASF đã ảnh hưởng đến các trang trại chăn nuôi heo ở 2.981 xã, 579 thành phố và đô thị, chủ yếu ở Luzon. 

"Tỷ lệ mắc bệnh đạt đỉnh vào tháng 8/2020, với 1.773 mẫu dương tính với virus ASF", Cục trưởng BAI, ông Reildrin Morales cho biết.

"Cho đến nay, 484 thành phố và đô thị đã không báo cáo ca bệnh ASF nào trong ít nhất 3 tháng, trong đó 74 thành phố và đô thị không được báo cáo trong 3 - 6 tháng và 410 không có ca bệnh nào trong hơn 6 tháng".

Pig progress trích báo cáo của Reuters, người phát ngôn của DA Noel Reyes cho biết trong một cuộc họp báo rằng các trường hợp mắc bệnh đang giảm và hiện chỉ giới hạn ở 22 ngôi làng. Và theo dữ liệu của chính phủ, số lượng mẫu dương tính trong tháng 8 là thấp nhất trong 12 tháng.

Ngành chăn nuôi heo Philippines trên đà phục hồi từ khủng hoảng dịch ASF - Ảnh 1.

Heo nuôi tại một trang trại thương mại ở Luzon, Philippines. Ảnh: Vincent ter Beek/Pig progress.

Nỗ lực giảm các trường hợp nhiễm ASF 

Số ca mắc ASF giảm nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của phía chính phủ, cũng như sự hợp tác từ chính quyền địa phương, các tổ chức nông dân chăn nuôi heo, người chăn nuôi heo, khu vực tư nhân, thú y và các tổ chức học thuật.

Chính phủ đã khởi động một chương trình trị giá 29,6 tỷ peso (tương đương 586 triệu USD) để thúc đẩy sản xuất địa phương tập trung vào việc tái đàn heo, mở rộng hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi heo và tăng cường an toàn sinh học để kiểm soát sự lây lan của virus.

Philippines có thể dư thừa thịt heo

Các chuyên gia tin rằng sự sụt giảm của số ca mắc ASF, cùng với chương trình tái sản xuất do chính phủ tài trợ đang đưa Philippines đi đúng hướng để có thể sản xuất lượng thịt heo vượt nhu cầu trong nước từ năm 2023 trở đi. 

Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Land Bank và Ngân hàng Phát triển Philippines, DA thông qua Hội đồng Chính sách Tín dụng Nông nghiệp (ACPC) đã thiết lập một chương trình cho vay dành cho các nhà sản xuất hộ gia đình, và những doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ. 

Tính đến cuối tháng 7, ACPC đã cho 1.274 hộ chăn nuôi heo nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ vay 119,5 triệu peso (khoảng 2,4 triệu USD).

Vùng xanh và thử nghiệm vắc xin ASF

Bộ trưởng DA, ông William Dar cho biết ACPC sẽ trích thêm 300 triệu peso (6 triệu USD) cho các hộ chăn nuôi heo vay tại các khu vực không có dịch ASF hay còn gọi là "vùng xanh".

Một sự phát triển đầy hứa hẹn khác là việc thử nghiệm 2 loại vắc xin chống virus ASF tại 10 trang trại nuôi heo thương mại, kết quả dự kiến sẽ có trong bất kỳ thời điểm nào.

Mục tiêu sản lượng

Một số công ty kinh doanh nông nghiệp đã hợp tác với chính phủ để hồi sinh ngành chăn nuôi heo nội địa. Trong một cuộc họp ngắn, ông Dar đã cảm ơn 2 công ty lớn là Univet Nutrition and Animal Healthcare Company (UNAHCO) và Charoen Pokphand Foods Philippines (CP Foods) vì sự tham gia tích cực trong quá trình hồi sinh ngành.

Các báo cáo cho thấy CP Foods đã cam kết sản xuất thêm 600.000 con heo thịt xuất chuồng vào năm 2022, chiếm 1/5 tổng số heo giảm vì dịch kể từ năm 2019. Công ty cũng có kế hoạch mua ít nhất 300.000 tấn ngô vàng từ các nhóm nông dân cho nhà máy thức ăn chăn nuôi của mình.

Trong giai đoạn 2021 - 2023, DA đặt mục tiêu sản xuất 440.563 con jeo nái và 10,5 triệu con heo xuất chuồng. Điều này dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho 115.800 người chăn nuôi heo và cung cấp bảo hiểm cho 15,6 triệu người xuất chuồng.

Tố Tố

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.