Ngân hàng sẽ chọn Sushi hay Kim chi
Đại gia công nghệ và 'tài phiệt' ngân hàng - ai sợ ai? | |
Bank of Singapore và chiến lược bành trướng mảng quản lý tài sản gia đình |
Techcombank bán toàn bộ vốn góp tại TechcomFinance cho Hàn Quốc |
Hôm 12/3, NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) công bố thông tin về khoản đầu tư lên tới hơn 370 triệu USD từ hai nhà đầu tư pháp nhân độc lập được quản lý bởi Warburg Pincus.Ngân hàng TNHH Juroku mở văn phòng đại diện tại TP.Hà Nội
Hiện Warburg Pincus đầu tư vào 800 công ty hoạt động tại hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới; và châu Á được đánh giá là khu vực giàu tiềm năng. Chính vì thế khoản đầu tư vào Techcombank của công ty này đã tạo ra một lực đẩy, chất xúc tác cho các bên xúc tiến nhanh hơn việc hình thành những mối quan hệ chiến lược, nhất là các đối tác đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ảnh minh họa
Vì sao “Sushi” và “Kim chi” lại được quan tâm, nổi bật như vậy? Trước hết hãy nhìn vào con số từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong báo cáo về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2017, Cục này cho biết, tính đến cuối năm 2017 có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó Nhật Bản đứng thứ nhất với tổng vốn đầu tư 9,11 tỷ USD (chiếm 25,4%); Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 8,49 tỷ USD (chiếm 23,7%). Dự báo, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ lên 100 tỷ USD vào năm 2020.
Đầu năm 2018, Chủ tịch KEB Hana Bank, ông Kim Jung Tai đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Tại buổi tiếp, ông Kim Jung Tai đánh giá cao môi trường kinh doanh ổn định, không ngừng được cải thiện của Việt Nam. Chủ tịch KEB Hana Bank cho biết, trong thời gian tới sẽ tìm hiểu cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mở rộng hợp tác với các chế định tài chính của Việt Nam. Về Nhật Bản, một cuộc khảo sát tình hình hoạt động của 652/2.540 DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cho thấy có đến 88% DN Nhật kinh doanh có lãi...
Sự đổ bộ của các NĐT đến từ đất nước của những món ăn nổi tiếng Sushi và Kim chi đã tạo lực cầu đối với dịch vụ tài chính, ngân hàng. Tất nhiên, về phía mình Hàn Quốc và Nhật Bản đã nhanh chóng mở thêm chi nhánh, hay xin thành lập ngân hàng tại Việt Nam.
Như Woori Bank (Hàn Quốc) ngay khi được NHNN cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (tháng 8/2016) đã nhanh chóng thực hiện kế hoạch mở rộng mạng lưới các chi nhánh. Lâu đời hơn có thể kể đến Shinhan Bank cũng của Hàn Quốc đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2008. Tuy nhiên sự gia tăng nhanh chóng của số lượng các dự án, các DN của Hàn Quốc, Nhật Bản khiến họ phải chọn cách liên kết với ngân hàng nước sở tại.
Cơ hội đến, nhiều NHTM Việt Nam nhanh chóng bắt tay với các ngân hàng, định chế tài chính của Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện Ngân hàng Mizuho của Nhật Bản đang là NĐT nước ngoài lớn nhất ở Vietcombank với 15% cổ phần. VietinBank và Vietcombank cũng ký thỏa thuận hợp tác với hàng chục ngân hàng đến từ Nhật Bản. BIDV thì ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Sumitomo Mitsui Trust Bank (SuMi TRUST). Ngân hàng này cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác về phục vụ khách hàng Nhật Bản tại Việt Nam với Fukuoka - ngân hàng lớn thứ 16 của Nhật Bản. Tháng 9/2017, BIDV đã khai trương đưa vào hoạt động Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST, liên doanh giữa BIDV và SuMi TRUST…
Hôm 9/3 vừa qua thị trường còn đồn đoán Tập đoàn tài chính Hana của Hàn Quốc đang có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam bằng việc trở thành cổ đông của BIDV. Việc này hoàn toàn có cơ sở khi BIDV đang ráo riết tìm kiếm NĐT chiến lược nước ngoài để trả lời cho cổ đông ở ĐHCĐ vào tháng 4/2018 sắp tới. Hơn nữa, trước đó, tháng 8/2017, BIDV đã ký một thỏa thuận sơ bộ với KEB Hana Bank.
Không thua kém đàn anh, các NHTMCP nhỏ cũng chạy đua trong việc bắt tay với các NĐT đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Thương vụ đình đám gần đây nhất là 76 NĐT nước ngoài, trong đó có các NĐT đến từ Nhật Bản như Credit Saison, CAM Bank đã chi ra 300 triệu USD để sở hữu 21,5% cổ phần hiện hữu của HDBank…
Việt Nam có môi trường đầu tư hấp dẫn, nhiều NHTM đang nỗ lực tìm kiếm NĐT chiến lược để nâng vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh. Với sự gia tăng không ngừng của các NĐT đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc, các ngân hàng Việt sẽ chọn Sushi hay Kim chi? Chờ xem.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/