Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) thông báo thành lập Uỷ ban Chiến lược Phát triển bền vững ESG với vai trò dẫn dắt của Ông Vũ Văn Tiền, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị (HĐQT).
Thống kê trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, từ đầu năm 2024 đến nay, ABBank đã tiến hành mua lại trước hạn 5 lô trái phiếu với tổng giá trị 5.300 tỷ đồng.
ABBank và Maybank sẽ tăng cường hợp tác xây dựng và triển khai các dự án tư vấn nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong các lĩnh vực SME, bán lẻ, số hoá,…
Nhờ mảng kinh doanh ngoại hối đột biến và giảm chi phí hoạt động, chi phí dự phòng, ABBank đã ghi nhận lợi nhuận quý II gấp 6 lần cùng kỳ và cao nhất trong 5 quý gần đây.
Theo Moody's, lợi nhuận của ngân hàng sẽ chịu áp lực trong 12 - 18 tháng tới do chi phí dự phòng liên quan đến các khoản nợ khó đòi được bán cho VAMC. Đồng thời, chất lượng tài sản của ABBank đã xấu đi trong hai năm qua.
IFC đã thoái vốn hoàn toàn khỏi ABBank theo lộ trình đã thống nhất từ trước. Hiện ngân hàng chỉ còn một cổ đông nước ngoài là Maybank, sở hữu 16,4% vốn điều lệ.
Chủ tịch ABBank cho biết trong năm 2023 gặp khó khi không tăng trưởng tín dụng được, CASA giảm mạnh ảnh hưởng tới lợi nhuận. Con số lợi nhuận mục tiêu 1.000 tỷ không phải khiêm tốn mà là thách thức.
Năm 2024, ABBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế ở mức 1.000 tỷ đồng, gần gấp đôi mức thực hiện năm 2023, tuy vậy nếu so với năm 2021 con số này chỉ bằng một nửa.
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, ABBank dự kiến sẽ bầu bổ sung một thành viên Ban Kiểm soát để thay thế bà Phạm Thị Hằng đã có đơn từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Chi phí dự phòng tăng cao, thu nhập lãi thuần giảm đã ảnh hưởng tới lợi nhuận ABBank, khiến ngân hàng này báo lỗ trong quý IV/2023 và ghi nhận lợi nhuận cả năm tụt sâu.
Trong số 26 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh, Agribank đang tạm giữ vị trí quán quân về tiền gửi trong năm với số dư 2 triệu tỷ đồng. MB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi cao nhất.